Chóng Mặt Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng rất nhiều phụ nữ gặp phải, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào hoặc có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Để chấm dứt tình trạng này và tìm hiểu xem dấu hiệu chóng mặt có nguy hiểm không thì bạn đừng nên bỏ qua các thông tin dưới đây.

Chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ

Chóng mặt khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai là tình trạng thông thường của các bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này, các mẹ bầu sẽ thường cảm thấy cơ thể lâng lâng, choáng váng mỗi khi di chuyển hoặc sau khi đứng lên ngồi xuống.

Ở thời điểm 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ các mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Vì có thể đây là thời điểm em bé đang bắt đầu phát triển và gây ra nhiều tác động đến phần mạch máu khiến huyết áp thi thoảng sẽ bị giảm nhanh đột ngột.

Chóng mặt khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Hiện tượng chóng mặt có thể đến vào 1 trong 3 giai đoạn của thai kỳ, sau đó sẽ tự biến mất hoặc có thể kéo dài trong suốt quãng thời gian mang bầu

Tình trạng chóng mặt là tình trạng thường gặp của nhiều bà bầu; tuy nhiên nếu người phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật cao thì cũng là những dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai

Để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt khi mang thai thì còn tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ.

Chóng mặt trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ thì việc chóng mặt của các mẹ bầu được xem là biểu hiện thông thường và không đáng lo ngại. Một số nguyên nhân dẫn tới chứng chóng mặt như:

  • Thay đổi nội tiết tốt và hạ huyết áp

Nếu mẹ bầu bị chóng mặt trong giai đoạn này thì có thể là do nội tiết tố và các biến đổi khác của cơ thể làm giãn nở cách thành mạch máu và dẫn tới tình trạng hạ huyết áp đột ngột. Tình trạng này đã dẫn tới một số biểu hiện như: chóng mặt, choáng váng và hơi mất thăng bằng.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu do ốm nghén nên sẽ khó ăn hoặc khó hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết nên cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

  • Chóng mặt do mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh và làm tổ ở một vị trí khác ngoài buồng trứng. Nếu mẹ bầu trong thời gian đầu thai kỳ có các biểu hiện như: chóng mặt, đau bụng và chảy máu âm đạo thì nên đến ngay cơ sở y tế để can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

  • Ốm nghén gây ra chóng mặt

Trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ, rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Nếu bạn nôn nghén quá nhiều nhưng lại không ăn uống gì, khiến cơ thể mất nước và chất điện giải thì sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt hoặc tệ hơn thế.

nguyên nhân gây ra chóng mặt khi mang thai
Ốm nghén cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt, nôn nao mà nhiều mẹ bầu mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ

>>> Xem thêm: Căng thẳng mệt mỏi kéo dài có nguy hiểm không? Cách điều trị phù hợp

Chóng mặt trong 3 tháng giữa thai kỳ

Chóng mặt trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể tiếp tục kéo dài sang 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm em bé bắt đầu phát triển dần nên hiện tượng chóng mặt cũng chưa hẳn đáng báo động.

  • Chóng mặt do áp lực từ tử cung

Khi em bé phát triển lớn và gây ra áp lực với các mạch máu dẫn tới tình trạng chóng mặt, choáng váng của mẹ bầu. Vào giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế đi lại vì có thể tình trạng chóng mặt, xay xẩm sẽ dẫn tới đi đứng không vững.

  • Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng quá cao dẫn tới mất nước nghiêm trọng trong môi trường sống của các tế bào.

Mẹ bầu cần phải theo dõi lượng đường trong máu và khám sức khỏe thường xuyên theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Hạ đường huyết

Không chỉ có việc lượng đường tăng cao, nếu như chúng hạ xuống quá thấp cũng có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, đổ mồ hôi, chân tay run rẩy và đau nửa đầu. Mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau củ quả và một số loại ngũ cốc để ăn xen kẽ với các bữa chính trong ngày.

Nguyên nhân gây chóng mặt ở 3 tháng cuối thai kỳ

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt có thể vẫn tương tự như hai thai kỳ đầu. Tuy nhiên, trong thời điểm này mẹ bầu không được chủ quan với bất kỳ hiện tượng nào của cơ thể và cần phải theo dõi thật sát sao để tránh các nguy hiểm tiềm ẩn.

Thời gian này, nếu mẹ bầu vẫn có dấu hiệu chóng mặt thì tốt hơn hết là hạn chế đi lại để tránh trơn trượt, té ngã và tuyệt đối không đi giày cao gót; không tự lái xe.

nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt của mẹ bầu
Nếu ngoài hiện tượng chóng mặt, mẹ bầu còn gặp phải các dấu hiệu bất thường khác thì nên lập tức đến cơ sở chuyên khoa hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn – điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt suốt thai kỳ

Những dấu hiệu được kể trên sẽ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng đặc điểm chung là sẽ tự kết thúc khi bước sang giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại mắc phải chứng chóng mặt trong suốt cả thai kỳ. đó là do các nguyên nhân sau đây:

  • Cơ thể mẹ bầu bị thiếu nước: Trong suốt thai kỳ, nhu cầu về lượng nước trong cơ thể mẹ bầu rất lớn. Bên cạnh đó, trong thời gian mẹ bầu thai nghén cũng đã đến mất rất nhiều nước và rối loạn điện giải. Nếu mẹ bầu không sớm khắc phục, bổ sung lại lượng nước cần thiết thì sẽ có thể gặp phải hiện tượng chóng mặt suốt thai kỳ.
  • Cơ thể bị thiếu máu: Khi mang bầu, nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên để nuôi dưỡng bào thai. Vì thế nên, người mẹ sẽ có thể bị suy giảm lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể và gây ra chứng thiếu máu thai phụ. Cùng với hiện tượng chóng mặt, bà bầu có thể sẽ gặp phải một số dấu hiệu như: tim đạp nhanh, khó thở; da xanh xao và mệt mỏi

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi mang thai hiệu quả

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai tuy không phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; thế nhưng nếu không cẩn thận sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc,… thậm chí là xẩy thai. Vì vậy, mẹ bầu tốt nhất vẫn nên cẩn thận và thử áp dụng một số biện pháp trị chóng mặt dưới đây như:

Cách biện pháp mẹ bầu cần áp dụng ngay khi có dấu hiệu chóng mặt

Nếu chứng chóng mặt, xay xẩm, choáng váng xuất hiện một cách đột ngột; mẹ bầu cần lập tức thực hiện các biện pháp sau:

  • Nằm nghỉ ngơi hoặc từ từ ngồi xuống, tựa lưng vào ghế để thư giãn; mẹ bầu nên nằm nghiêm người sang bên trái để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và sẽ làm dịu đi cơm chóng mặt.
  • Nhờ người thân mở rộng cửa phòng để đón khống khí thoáng mát vào ban ngày.
  • Từ từ ngồi xuống một vị trí nào đó để tránh té ngã. Mẹ bầu nên ngồi trong tư thế cúi đầu vào khoảng giữa của hai đầu gối để việc thư giãn tốt hơn.
  • Đứng lên hay ngồi xuống cũng cần thực hiện một cách từ từ và cẩn thận để cơ thể kịp thích nghi với các hoạt động này, đồng thời để lượng máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Mẹ bầu nên thường xuyên uống nước lọc hoặc nước trái cây, ăn bánh ngọt vào giữa các bữa chính để có thêm năng lượng và hạn chế chóng mặt do hạ đường huyết.
  • Lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám nếu mẹ bầu bị chóng mặt có kèm theo các hiện tượng bất thường khác như chảy máu âm đạo, đau đầu,…
làm gì khi chóng mặt trong thời gian thai nghén
Tư thế nằm nghiên người sang trái sẽ giúp lượng máu lưu thông trong cơ thể được hoạt động tốt hơn và giảm nhanh các chứng chóng mặt, xay xẩm khi mang thai

7 biện pháp có thể áp dụng hàng ngày

Dưới đây là 7 biện pháp mẹ bầu cần duy trì và tập thành thói quen, có vậy mới hạn chế tốt nhất hiện tượng chóng mặt trong khi mang thai:

  • Không đứng một chỗ quá lâu, mẹ bầu nên di chuyển một chút để duy trì sự tuần hoàn dưới chân. Đồng thời, mẹ bầu nên mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát để giúp máu được lưu thông tốt hơn.
  • Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ các chất vitamin cần thiết và uống đủ nước mỗi ngày (đặc biệt là những hôm thời tiết nóng bức hoặc sau khi tập luyện thể dục).
  • Mẹ bầu nên thường xuyên hít thở không khí trong lành, tạo môi trường sống và thư giãn thoáng mát, dễ chịu và kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.
  • Trong vòng 6 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để máu được lưu thông dễ dàng. Tuyệt đối không nên nằm ngửa trong thời điểm này.
  • Đứng lên ngồi xuống, đi lại một cách nhẹ nhàng, từ tốn và cẩn trọng.
  • Lựa chọn các bộ đồ rộng, chất liệu thoải mái, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Cách chữa chóng mặt khi mang thai
Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có vậy mới xua tan được chứng chóng mặt khi mang thai

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng chóng mặt khi mang thai, hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được hết các thắc mắc. Những thông tin này không chỉ dành riêng cho các bà bầu mà những người thân yêu (người trực tiếp chăm sóc cho phụ nữ mang thai) cần phải nắm rõ, vì vậy hãy chia sẻ chúng đến với những người xung quanh bạn nhé!

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *