Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?

Rối loạn nhân cách là căn bệnh diễn biến khá phức tạp với những suy nghĩ, hành động, lời nói, cử chỉ khác biệt nhau và mang tính chất không lành mạnh. Hiện tượng này có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh và cả những người xung quanh. Vậy bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
Rối loạn nhân cách là căn bệnh diễn biến khá phức tạp với những suy nghĩ, hành động, lời nói, cử chỉ không lành mạnh.

Tổng quan về rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách là một trong những dạng bệnh tâm thần được đặc trưng bởi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không được linh hoạt và mang tính chất không lành mạnh. Những người mắc bệnh thường sẽ rất khó thích nghi với những người xung quanh, họ sẽ trở nên cứng nhắc và khó có thể nhận biết, phân biệt được những hành vi sai lệch hay đúng đắn.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì các chuyên gia đã chia căn bệnh này thành 3 nhóm riêng biệt, đó là:

  • Nhóm A: Đây là nhóm đặc trưng bởi những suy nghĩ, hành động lập dị, kỳ quặc. Nó bao gồm rối loạn nhân cách phân lập, rối loạn nhân cách hoang tưởng và rối loạn nhân cách Schizotypal.
  • Nhóm B: Nhóm này bao gồm các rối loạn nhân cách có tính đặc trưng bởi các hành vi, suy nghĩ kích tính, xúc động quá mức hoặc khó có thể dự đoán trước. Nhóm B sẽ bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách tự ái và rối loạn nhân cách theo lịch sử.
  • Nhóm C: Đặc trưng của nhóm C là sự lo lắng, hoảng sợ về suy nghĩ và hành vi. Chúng sẽ bao gồm cá rối loạn như rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách tránh né.

Hiện nay, nhóm rối loạn này xuất hiện khá phổ biến và có dấu hiệu tăng cao. Theo thống kê thì có khoảng từ 6 tới 11,1%  dân số toàn thế giới gặp phải các chứng rối loạn về nhân cách. Trong số đó, Hoa Kỳ chiếm khoảng 9,1% dân số. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng và lứa tuổi nào, tuy nhiên nó sẽ dễ hình thành ở những lứa tuổi dậy thì và kéo dài sau đó.

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không? Hiện nay vẫn chữa có nhiều thông tin hay nhận định chính xác về các lợi ích hài hạn của những phương pháp điều trị chứng bệnh rối loạn nhân cách. Bởi vì vẫn chưa có quá nhiều các nghiên cứu chuyên khoa đáng tin cậy để lý giải cho điều này. Trong các nghiên cứu được thực hiện cho đến ngày nay đã cho biết rằng, bệnh rối loạn nhân cách có thể chữa khỏi hoặc hỗ trợ quản lý được, đặc biệt là những trường hợp rối loạn nhân cách ở mức trung tính. 

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?

Tuy nhiên, không thể điều trị rối loạn nhân cách bằng một phương pháp riêng lẻ nào cả vì chúng hầu như không mang lại hiệu quả cho bất kì trường hợp nào. Theo nhận định của các chuyên gia thì căn bệnh này rất khó điều trị bởi nó là cả quá trình kéo dài, đôi lúc sẽ đi theo người bệnh đến hết cuộc đời. Những triệu chứng của bệnh cũng lan tỏa khắp các suy nghĩ, hành vi, thái độ và bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý.

Được biết, rối loạn nhân cách có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc và các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Việc có thể phát hiện và điều trị sớm sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Ngược lại nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm cho việc chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Thông thường, nếu quá trình điều trị không thành công thường sẽ xuất phát từ việc bệnh nhân không thể đáp ứng được các yêu cầu của chương trình, rất ít trường hợp các dịch vụ điều trị không đáp ứng được yêu cầu của cá nhân người bệnh.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách

Do rối loạn nhân cách có nhiều dạng khác nhau nên quá trình chẩn đoán cũng mất nhiều thời gian hơn. Việc có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh sẽ góp phần giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi hơn, các bác sĩ cũng đưa ra phác đồ chữa bệnh chính xác và phù hợp.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc chứng rối loạn nhân cách thì có thể tiến hành chẩn đoán bằng các cách sau:

  • Khám sức khỏe: Các bác sĩ chuyên khoa có thể khai thác và đặt các câu hỏi về tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.
  • Trong một vài trường hợp các triệu chứng xuất hiện có thể liên quan đến nhưng vấn đề về thể chất. Do đó, các bác sĩ có thể tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để biết rõ các chức năng và đưa ra nhận định chính xác hơn.
  • Đánh giá tâm thần: Bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một bài test nhỏ về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân.

Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách

Như đã nói trên, rối loạn nhân cách có thể chữa được nhưng cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Trong đó, một số phương pháp có thể được áp dụng như:

1. Điều trị bằng thuốc

Tuy thuốc không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách nhưng chúng sẽ có công dụng kiểm sót và cân bằng các triệu chứng bệnh. Hai nhóm thuốc chính thường xuyên được chỉ định sử dụng đó chính là chất ức chế monoamin oxydase và chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống loạn thần, chống lo âu, các thuốc chống trầm cảm khác cũng có thể được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
Hai nhóm thuốc chính thường xuyên được chỉ định sử dụng đó chính là chất ức chế monoamin oxydase và chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.

Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ điều trị cũng có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm ham muốn, dễ kích động,….Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe và không làm cho tình trạng rối loạn nhân cách trở nên trầm trọng hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hỗ trợ chữa rối loạn nhân cách:

  • Không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia.
  • Không sử dụng lại những đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của bệnh nhân khác.
  • Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc.
  • Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc như liều dùng, thời gian dùng,…
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng hợp lý, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện trong thời gian dùng thuốc.
  • Báo ngay cho bác sĩ chuyên môn biết nếu có xảy ra bất kì vấn đề khác thường nào.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý hay có thể hiểu đơn giản là liệu pháp trò chuyện, trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia. Các bác sĩ sẽ tiến hành chia sẻ, khai thác thông tin và dần giúp cho người bệnh hiểu và nhìn nhận được những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi không lành mạnh của bản thân. Tuy nhiên, đối với những ngươi bệnh đã trưởng thành thì phương pháp này chỉ mang tính chất cải thiện một phần chứ không thể tác động hoàn toàn và nhân cách của họ.

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
Liệu pháp tâm lý

Tuy nhiên, sau quá trình điều trị các chuyên gia cũng sẽ giúp cho bệnh nhân biết được cách kiểm soát những hành vi của bản thân, giảm bớt các ám ảnh hoặc nỗi sợ đang hiện hữu. Một số liệu pháp có thể được áp dụng trong quá trình điều trị như:

  • Biện chứng điều trị hành vi sẽ giúp cho người bệnh tìm ra được những giải pháp để kiểm soát và khắc phục những căng thẳng, mệt mỏi của bản thân, giúp cảm xúc được cân bằng một cách ổn định.
  • Nhận thức hành vi liệu pháp sẽ tác động và nhận thức và hành vi của người bệnh để họ có thể thay đổi theo hướng tích cực và lành mạnh hơn.
  • Psychodynamic tâm lý sẽ giúp bệnh nhân được nâng cao nhận thức về những cảm xúc, suy nghĩ vô thức của bản thân.
  • Psychoeducation là liệu pháp hỗ trợ người bệnh có thể đối phó, giải quyết được những vấn đề khúc mắc, khó khăn.

Một số trường hợp có thể áp dụng liệu pháp cộng động để hỗ trợ người bệnh. Bệnh nhân sẽ được đưa vào cuộc sống cộng động trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, liệu pháp này cần có sự tự nguyện các bệnh nhân mới có thể tiến hành. Các khóa cộng đồng sẽ khuyến khích những thành viên chia sẻ về cảm xúc của họ và nói về cảm nhận của bản thân về những hành vi của người khác. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa có nhận định cụ thể.

3. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý thì người bệnh cũng sẽ được khuyến khích hỗ trợ điều trị và thay đổi lối sống tại nhà. Đối với chứng bệnh rối loạn nhân cách đòi hỏi người bệnh phải có ý chí và sự quyết tâm cao trong việc điều trị mới có thể giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Khi người bệnh có thể kiểm soát tốt các hành vi của bản thân sẽ giúp gia tăng kết nối và dần thích nghi được với môi trường sống bên ngoài.

Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
Thiền và yoga cũng là 2 bộ môn thích hợp để bạn rèn luyện mỗi ngày.

Để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Loại bỏ nhanh các thói quen uống bia rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý đến giấc ngủ và đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để tinh thần được minh mẩn và sảng khoái.
  • Chọn cách đối mặt với nỗi sợ, những vấn đề gây ám ảnh để có thể loại bỏ chúng ra khỏi suy nghĩ.
  • Trước khi nói hoặc bắt đầu một hành vi nào đó hãy dành thời gian suy nghĩ thật kỹ.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao tại nhà để nâng cao sức khỏe thể chất và ổn định tinh thần tốt nhất.
  • Học các bài tập thở, hít thở sâu để giúp giải tỏa, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thiền và yoga cũng là 2 bộ môn thích hợp để bạn rèn luyện mỗi ngày.
  • Học cách giao lưu, trò chuyện với những người xunh quanh, có thể bắt đầu từ những người thân thiết trong gia đình. Nếu chưa có cởi mở và tự tin để trò chuyện trực tiếp, bạn có thể chọn cách nhắn tinh, gọi điện thoại.
  • Viết nhật ký để ghi lại những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của bản thân trong một ngày. Điều này cũng giúp cho bạn nhận ra những điểm bất thường của chính mình và tìm cách để khắc phục chúng.
  • Nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh, chia sẻ với họ về những điều mà mình đang gặp phải để nhận lại những lời khuyên hữu ích.

4. Nhập viện điều trị

Đối với một số trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng của rối loạn nhân cách biểu hiện ở mức nghiêm trọng thì người bệnh có thể được yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị tốt hơn. Thông thường, các chuyên gia chỉ khuyến khích bệnh nhân nhập viện khi họ không thể tự chăm sóc bản thân, chăm sóc không đúng cách hoặc có khả năng gây nên những hành vi làm tổn thương đến bản thân và những người xung quanh.

Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?”. Tuy nhiên, để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả tốt thì người bệnh cần phát hiện sớm và áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *