Tầm quan trọng của trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư

Đa phần các bệnh nhân ung thư đều phải trải qua các giai đoạn biến đổi tâm lý phức tạp, thậm chí có nhiều trường hợp bị rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là bệnh trầm cảm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và kết quả điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư.

Trị Liệu Tâm Lý Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Bệnh nhân ung thư thường phải đối diện với nhiều giai đoạn tâm lý vô cùng phức tạp

Tầm quan trọng của trị liệu tâm lý đối với bệnh nhân ung thư

Có thể thấy, tâm lý chung của những bệnh nhân khi nhận được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi và vô cùng hoang mang. Nhiều trường hợp người bệnh còn rơi vào khủng hoảng tâm lý trầm trọng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, diễn biến tâm lý chung của bệnh nhân ung thư sẽ trải qua các giai đoạn như nghi ngờ, hy vọng, chấp nhận và chờ đợi. Việc chăm sóc và trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn nào cũng rất quan trọng. Bao gồm cả lúc phát hiện ra bệnh đến giai đoạn điều trị và cho đến khi sức khỏe và được hồi phục, cải thiện tốt.

Các chuyên gia cho biết rằng, khi tâm lý của người bệnh được ổn định và cân bằng tốt quá trình điều trị cũng sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả cũng được tăng cao hơn so với mức bình thường. Đặc biệt hơn, khi bệnh nhân luôn suy nghĩ lạc quan, hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống sẽ giúp chất lượng sống được nâng cao đáng kể. Đồng thời người bệnh cũng có nhiều niềm tin và nỗ lực hơn trong việc điều trị bệnh.

Bác sĩ điều trị và những thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc chính cho bệnh nhân ung thư cần biết và hiểu rõ tâm lý của người bệnh để biết được cách ứng xử, giao tiếp. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hỗ trợ họ dễ dàng vượt qua được những khủng hoảng, những biến đổi tâm lý dữ dội bên trong tâm trí.

Có không ít các trường hợp do tâm lý lo sợ, hoang mang, bất an nên liên tục từ chối việc điều trị bệnh, họ cho rằng có cố gắng đến đâu cũng không thể cứu vãn được tình hình sức khỏe. Những suy nghĩ tiêu cực này vô tình làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đồng thời làm cho bệnh tình càng chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Lúc này trị liệu tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát và cân bằng cảm xúc, suy nghĩ cho bệnh nhân ung thư. Nhờ vào các liệu pháp can thiệp tâm lý phù hợp mà người bệnh sẽ được bình tĩnh hơn, các kỹ năng được tăng cường giúp họ mau chóng vượt qua được rào cản của bệnh tật, đặt niềm tin nhiều vào quá trình điều trị bệnh.

Trị Liệu Tâm Lý Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh ung thư bình tĩnh và có niềm tin vào quá trình điều trị hơn

Theo chia sẻ từ các chuyên gia và cả người bệnh, dù tình trạng sức khỏe đã được cải thiện tốt nhưng họ vẫn có cảm giác lo lắng, bất an. Một số người bệnh luôn cảm thấy lo âu vì họ sợ một thời điểm nào đó sức khỏe của mình sẽ suy kiệt, yếu đi hoặc tình trạng bệnh ung thư sẽ bắt đầu tái phát dữ dội.

Đối với những trường hợp này nên ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý giúp thư giãn để bệnh nhân ổn định được trạng thái tâm lý, cảm thấy lạc quan và tích cực hơn. Hơn thế, người thân và bạn bè thân thiết cũng nên dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc và luôn bên cạnh để động viên, an ủi họ. Nhờ đó mà tinh thần người bệnh sẽ trở nên tốt hơn, sức khỏe dần hồi phục tốt và cơ thể cũng gia tăng khả năng chống chọi lại các yếu tố tác động gây nên bệnh tật.

Có thể thấy, trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh. Vì thế, bên canh việc áp dụng các biện pháp can thiệp y khoa thì người bệnh ung thư cũng rất cần xoa dịu tâm lý bằng các liệu pháp phù hợp.

Nhờ vào tâm lý trị liệu mà người bệnh có thêm nhiều động lực, niềm tin để vượt qua các khủng hoảng, quyết tâm chữa bệnh cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc ngăn chặn bệnh ung thư tái phát sau điều trị thành công.

Các liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân ung thư

Như đã chia sẻ ở trên, trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò cực kì quan trọng. Các nhà nghiên cứu cũng đã từng chia sẻ rằng, những cảm xúc đau khổ, buồn chán, tuyệt vọng là một trong các dấu hiệu sinh tồn mạnh mẽ đối với người bệnh ung thư.

Hiện nay để cải thiện và cân bằng tâm lý cho cho bệnh nhân thì các chuyên gia, bác sĩ cũng đã ứng dụng rộng rãi rất nhiều các liệu pháp tâm lý phù hợp. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân mà các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc lựa chọn các liệu pháp phù hợp.

Dưới đây là một số liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư:

1. Liệu pháp tâm lý phối hợp (Adjuvant psychological therapy – APT)

Liệu pháp tâm lý phối hợp (Adjuvant psychological therapy – APT) là một trong các liệu pháp được ứng dụng rộng rãi cho người bệnh ung thư, đây cũng là liệu pháp được thiết kế riêng biệt để phù hợp cho các đối tượng mắc phải chứng bệnh quái ác này. APT đã được nghiên cứu và chứng minh cụ thể về công dụng giảm bớt căng thẳng, lo âu. Đồng thời nó còn giúp cải thiện tốt khả năng ứng phó, giúp gia tăng sức khỏe tâm lý, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực, vô nghĩa, đau khổ.

Các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, liệu pháp tâm lý phối hợp sẽ có hiệu quả hơn trong quá trình cải thiện cảm giác lo lắng, trầm cảm, những suy nghĩ bi quan, gây hại trong khoảng 4 tuần đầu tiên sau khi nhận tin mắc bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cải thiện được khả năng ứng phó với các tình huống khó khăn nhằm cải thiện lâu dài hơn so với việc tư vấn đơn thuần.

Theo nhận định từ các chuyên gia thì sau một thời gian tư vấn tâm lý thì người bệnh ung thư cũng sẽ được cải thiện sức khỏe tinh thần nhưng sẽ chậm hơn so với việc can thiệp bằng liệu pháp APT. Điều này có thể lý giải bởi vì liệu pháp tư vấn đơn thuần sẽ hướng bệnh nhân đến nguồn gốc của các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Còn đối với liệu pháp APT sẽ tập trung nhiều hơn vào hiện tại và giải quyết tốt các vấn đề đang xảy ra.

Do đó, khi áp dụng APT các vấn đề tâm lý ở hiện tại của người bệnh ung thư sẽ được khắc phục tốt. Hơn thế, bệnh nhân cũng sẽ có cái nhìn rộng hơn, nhận thức cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn thân và có các điều chỉnh, cân bằng hiệu quả. Thông thường, APT sẽ được tổ chức thành dạng các module. Người bệnh sẽ được trị liệu qua từng module cơ bản, tiếp đó sẽ chuyển đến các nhóm đào tạo nâng cao hơn.

2. Liệu pháp giải quyết vấn đề (problems solving therapy – PST)

PST là liệu pháp tập trung nhiều vào những vấn đề mà bệnh nhân ung thư đang phải trải qua. Người bệnh sẽ được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về cách tiếp cận các vấn đề của họ và tập trung khắc phục, giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất.

Trong rất nhiều các nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, liệu pháp giải quyết vấn đề mang lại kết quả vô cùng tích cực đối với những triệu chứng trầm cảm, lo lắng, bất an xảy ra ở người bệnh ung thư. So sánh trước và sau điều trị sẽ thấy rõ sự thay đổi tích cực về mặt tâm lý của từng bệnh nhân.

Đồng thời, liệu pháp PST còn có thể mở rộng đối với các mối quan hệ xung quanh của người bệnh, chẳng hạn như gia đình, bạn bè, người chăm sóc chính,…Những người này có thể góp phần lớn đối với việc cải thiện tốt sức khỏe và các vấn đề của người bệnh. Nhờ đó mà bệnh nhân dần trở nên bình tĩnh hơn, các cảm giác lo lắng, sợ hãi, bất an cũng được kiểm soát.

3. Liệu pháp tâm lý nhóm (group therapy)

Liệu pháp tâm lý nhóm sẽ được thực hiện trên một nhóm người bệnh có cùng tình trạng bệnh với mục đích gia tăng sự tương tác của họ thông qua các cuộc thảo luận, trao đổi trong nhóm hoặc ghép cặp. Liệu pháp này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu công nhận và chứng minh cụ thể về tác dụng giảm lo lắng, buồn bã, trầm cảm, stress ở người bệnh mắc chứng ung thư.

Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu khác nhận thấy rằng liệu pháp tâm lý nhóm có khả năng giảm bớt các ý nghĩ sai lệch, không phù hợp, ngăn chặn bớt các cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, chán chường, thiếu tự tin, không còn hi vọng, mất dần mục đích sống và các nhu cầu tinh thần khác ở người bệnh ung thư. Các tác động của liệu pháp này sẽ được thực hiện nhờ vào quá trình thiết lập môi trường có tính chất hỗ trợ và cho phép người bệnh thoải mái thể hiện các ý nghĩ, kinh nghiệm của mình đối với những người cùng tham gia.

4. Liệu pháp mở rộng tâm lý – tinh thần (psycho-spiritual integrative therapy – PSIT)

Liệu pháp mở rộng tâm lý – tinh thần chính là liệu pháp được sử dụng với mục đích giúp người bệnh gia tăng sự kết nối về mặt tinh thần cùng với sự tồn tại của chính mình, nhờ đó họ cảm nhận và ý thức hơn về ý nghĩa của cuộc sống. Về cơ bản, bệnh nhân sẽ hiểu và dễ dàng chấp nhận ý nghĩa tươi đẹp của cuộc đời họ.

Trị Liệu Tâm Lý Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các liệu pháp riêng biệt

Quá trình này giúp ích rất nhiều đối với việc cân bằng và điều chỉnh cảm xúc, hỗ trợ người bệnh biết cách kiểm soát các hành vi, suy nghĩ, nhận thức của bản thân và trở nên bình tĩnh, tĩnh tâm hơn. Các chuyên gia tâm lý sẽ bắt đầu hướng dẫn cho người bệnh về các kỹ thuật giúp thư giãn, ví dụ như yoga, thiền và cách để tĩnh tâm trong hành động, suy nghĩ, cảm xúc.

Với những kỹ thuật đơn giản này, người bệnh sẽ bắt đầu ổn định hơn, nhìn nhận về cảm xúc theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, bản thân người tham gia cũng sẽ dễ dàng xác định được những mặt tiêu cực của chính mình và thay đổi chúng theo chiều hướng đúng đắn, lạc quan. Từ đó, giảm bớt các đau khổ, buồn tủi có liên quan đến những mối bận tâm về cơ thể, sức khỏe.

5. Liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc (rational-emotive behavior therapy – REBT)

Liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc là liệu pháp được sử dụng với công dụng giúp cho người bệnh hiểu và chấp nhận được các vấn đề mà họ đang phải trải qua. Với REBT, người bệnh sẽ tập trung vào cách giúp kiểm soát tốt các cảm xúc đau đớn, tổn thương, tuyệt vọng thông qua cách mà họ cảm nhận các cơn đau đó.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu về REBT cho thấy rằng, liệu pháp tâm lý này có hiệu quả rất cao trong quá trình cải thiện và làm thuyên giảm các cảm giác đau đớn ở bệnh nhân ung thư. Các chuyên gia giải thích rằng, do người bệnh có thể hiểu và chấp thuận được những nỗi đau mà họ đang gánh chịu. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì liệu pháp REBT giúp cho người tham gia trị liệu thay đổi cảm nhận của mình với sự đau đớn, tuyệt vọng.

6. Liệu pháp giáo dục tâm lý (psychoeducational therapy)

Liệu pháp này sẽ được thực hiện thông qua việc kết hợp các cuộc trò chuyện hỗ trợ, giúp người bệnh học được cách ứng phó, xử lý các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được thư giãn, gia tăng kỹ năng tưởng tượng và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực.

Liệu pháp giáo dục tâm lý sẽ tập trung nhiều vào cách sống lành mạnh của người bệnh. Người tham gia sẽ được rèn luyện các kỹ năng cộng đồng, gia tăng tập luyện thể chất, giảm bớt căng thẳng, áp lực và các cảm xúc tiêu cực mà họ đang phải đối mặt.

7. Liệu pháp hành vi biện chứng (dialectical behavior therapy – DBT)

DBT cũng là một trong các liệu pháp tâm lý thường xuyên được áp dụng đối với người bệnh ung thư. Liệu pháp này sẽ tập trung chủ yếu vào việc hướng dẫn cho bệnh nhân về những kỹ năng hành vi và nhận thức.

Người bệnh sẽ được yêu cầu tập luyện theo kế hoạch để có thể hiểu và biết rõ được cách mà họ suy nghĩ, cảm nhận ảnh hưởng như thế nào đến cách cư xử của họ. Quá trình này sẽ giúp họ dễ dàng ứng phó, xử lý tốt với các tình huống xảy ra đối với bản thân.

Xét về mặt tâm lý thì người bệnh ung thư sẽ nhận rõ được nguồn gốc gây ra căng thẳng, stress và tìm ra cách khắc phục đối phó phù hợp nhất. Thậm chí họ còn có khả năng đào tạo và hướng dẫn lại cho các bệnh nhân khác. Còn về mặt cơ thể, liệu pháp DBT sẽ giúp người bệnh cân bằng và điều chỉnh nhịp tim, giúp thuyên giảm các triệu chứng liên quan đến cơ thể và giảm mức độ căng thẳng.

8. Liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy – CBT)

Khi áp dụng CBT cho bệnh nhân ung thư, các chuyên gia tâm lý sẽ tập trung nhiều vào các suy nghĩ có ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm, lo lắng bất an và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhờ đó mà người bệnh cũng sẽ giảm bớt tần suất phải sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ.

Thông qua các kỹ thuật thư giãn, gia tăng kỹ năng tưởng tượng mà bệnh nhân ung thư sẽ dần cải thiện tốt tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ nhìn nhận rõ hơn về các suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân và điều chính chúng theo chiều hướng tích cực hơn.

Lưu ý: Người bệnh ung thư thường sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn chuyển biến tâm lý khác nhau. Việc trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư tuy đóng vai trò quan trọng nhưng để đạt được hiệu quả cần phải có một đội ngũ can thiệp chuyên nghiệp và phù hợp. Ngoài ra, việc áp dụng đúng các liệu pháp tâm lý cũng là một trong các yếu tố chủ chốt giúp cho bệnh nhân ung thư mau chóng vượt qua được những nỗi đau đớn, trầm cảm và cảm giác giằng xé của bản thân.

Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quá trình trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư. Việc trị liệu cần được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *