NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu các bệnh lý về tâm trí với quy mô lớn, chuyên nghiệp cùng các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bệnh lý này bao gồm hai dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân rối loạn tiền đình đều mắc chứng rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì?

Nằm phía sau hai bên ốc tai, tiền đình giữ nhiệm vụ duy trì trạng thái thăng bằng của cơ thể, đồng thời đảm bảo phối hợp dáng bộ, tư thế và cử động đầu, mắt và thân mình một cách nhịp nhàng.

Rối loạn tiền đình được đặc trưng bởi nhiều cơn chóng mặt. Dấu hiệu nhận biết điển hình này bắt nguồn từ những tổn thương ở hệ thống thần kinh vùng tai, mắt, tim mạch và tâm thần. Căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Có hai dạng rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng rối loạn chức năng của dây thần kinh số 8 hoặc các cấu trúc thuộc tai trong (tại vị trí ống bán khuyên).

Căn cứ vào đặc trưng và mức độ triệu chứng, rối loạn tiền đình ngoại biên được phân chia thành rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng.

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ: Những cơn chóng mặt thường diễn ra thoáng qua trong một khoảng thời gian ngắn, khi người bệnh lắc đầu, thay đổi tư thế, chấn thương nhẹ tại vùng đầu hoặc bị tắc mạch máu tại vùng sau cổ.
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng: Những cơn chóng mặt kéo dài dai dẳng, khiến bệnh nhân không thể thay đổi tư thế hoặc đứng dậy dễ dàng như bình thường. Đặc biệt, triệu chứng chóng mặt hay đi kèm biểu hiện ù tai, buồn nôn, nôn nhiều, mất tập trung, hồi hộp, choáng váng, sợ ánh sáng, nặng đầu, suy giảm thính lực của một hoặc cả hai bên tai.

Nhìn chung, tình trạng hoa mắt, chóng mặt của rối loạn tiền đình ngoại biên thường khá đang lo ngại. Ở mức độ nhẹ, những biểu hiện này chỉ hình thành và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, các triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng có xu hướng phát triển mạn tính và diễn biến phức tạp, khó lường.

Nếu bị bệnh quá nặng, người bệnh không thể di chuyển, chỉ có thể ngồi hoặc nằm ở một (một số) tư thế nhất định, nôn quá nhiều và cảm thấy mọi thứ xung quanh luôn xoay chuyển trong khi trên thực tế, chúng vẫn đứng yên. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị choáng váng, lảo đảo, mất tập trung, hay té ngã và di chuyển khó khăn.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh lý lành tính. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, sợ ánh sáng, di chuyển khó khăn… Nếu bị rối loạn tiền đình thể nặng, bạn buộc phải đối mặt thường xuyên với các cơn chóng mặt bất ngờ, dữ dội. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả khó lường, nhất là lúc bệnh nhân đang điều khiển phương tiện giao thông hay vận hành máy móc.

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bệnh lý tai trong, xơ cứng tai, viêm mê nhĩ, viêm tai xương chũm mạn tính
  • Chấn thương
  • Lạm dụng rượu bia
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, xạ trị ung thư… quá liều
  • Co thắt động mạch cột sống
  • U dây thần kinh số 8
  • Viêm dây tiền đình do virus
  • Bệnh Meniere
  • Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi
  • Áp lực kéo dài
  • Lối sống không khoa học, lành mạnh
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Môi trường sinh sống và làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn
  • Thời tiết thay đổi đột ngột

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm 90% tổng số ca rối loạn tiền đình. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, hội chứng này có thể gây ra những hậu quả sau:

  • Đối với rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ: Người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều và không gây nguy hiểm. Thế nhưng, dạng bệnh này thường nhanh chóng trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời.
  • Đối với rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng: Bệnh nhân sẽ thường xuyên mất ngủ, khó giữ được thăng bằng khi thay đổi tư thế, di chuyển khó khăn, thậm chí ù tai, nôn nhiều trong nhiều ngày. Tình trạng này khiến họ dễ dàng suy kiệt sức khỏe.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình ngoại biên cũng có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng vô cùng nghiêm trọng khác như: tai biến mạch máu não, đột quỵ, đứt vỡ động mạch não, liệt bán thân.

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không?
Đối với rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ, người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều và không gây nguy hiểm.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Mục đích chữa bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên là triệt tiêu nguyên nhân hình thành bệnh lý, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa tai nạn cho mọi bệnh nhân. Căn cứ vào mức độ triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Trong quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, bệnh nhân cần ghi nhớ tránh ánh sáng mạnh cũng như kết hợp sử dụng nhiều nhóm thuốc như:

  • Nhóm chống chóng mặt dạng viên hoặc dạng uống với liều lượng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
  • Nhóm thuốc trị nôn ói (chẳng hạn metoclopramide) dạng tiêm để tiêm trực tiếp vào cơ bắp hoặc tĩnh mạch.
  • Nhóm thuốc an thần sẽ được chỉ định trong những trường hợp cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nhóm thuốc cải thiện quá trình tuần hoàn máu não được đưa vào cơ thể bằng cách uống, truyền hay tiêm tĩnh mạch.

Những loại thuốc phổ biến nhất thường được kê toa cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:

  • Thuốc acetyl leucin (tanganil) giúp kiểm soát triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt không rõ nguyên nhân.
  • Thuốc apharmarin có tác dụng đẩy lùi biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ…
  • Thuốc cinnarizin (stugeron) có thể chữa khỏi triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng…
  • Thuốc flunarizin (hepen, nomigrain, fluzine) có công dụng cải thiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, đồng thời tăng cường lượng khí oxy lưu thông lên não.
  • Thuốc vinpocetin góp phần điều trị biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, cũng như nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể khi bộ não bị thiếu khí oxy.
  • Thuốc sibelium có công dụng giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, mất tập trung…
  • Thuốc tanakan có thể điều hòa quá trình tuần hoàn máu não.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Để chữa bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc y học cổ truyền và cân nhắc sử dụng các bài thuốc hiệu nghiệm sau:

Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm có công dụng điều trị triệu chứng lảo đảo, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt.

  • Chuẩn bị 8g thiên ma, 10g đỗ trọng, 10g hoàng cầm, 10g hà thủ ô trắng, 10g dạ giao đằng, 12g câu đằng, 12g ích mẫu, 12g phục thần, 12g ngưu tất, 12g sơn chi, 12g tang ký sinh và 20g thạch quyết minh
  • Sắc kỹ tất cả vị thuốc
  • Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Uống hết trong ngày
  • Dùng 3 – 5 ngày liên tục

Bài thuốc Cúc địa hoàng hoàn chủ trị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

  • Chuẩn bị 120g trạch tả, 120g đơn bì, 120g phục linh, 120g bạch cúc hoa, 120g câu kỷ tử, 160g sơn dược và 320g thục địa
  • Tán toàn bộ nguyên liệu thành dạng bột mịn
  • Uống 8 – 16g bột thuốc với nước muối nhạt hàng ngày

Bài thuốc Nhị căn thang có tác dụng hoạt huyết, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình và thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não bộ.

  • Chuẩn bị 10g bán hạ, 12g xuyên khung, 16g thạch xương bồ, 20g cát căn và 30g hải đới căn
  • Sắc kỹ tất cả vị thuốc
  • Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Dùng liên tục 3 – 6 thang

Chữa rối loạn tiền đình theo kinh nghiệm dân gian

5 bài thuốc dân gian dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ.

Bài thuốc dân gian từ cây bạch quả

Bạch quả nổi tiếng với khả năng tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng tuần hoàn máu não, điều trị rối loạn tiền đình và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng thông thường.

Một số nghiên cứu chứng minh, cây bạch quả chứa nhiều vanillic, hydroxybenzoic, kinurenic, hydroxykinurenic… Những hoạt chất này có thể cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết cho não bộ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, chữa bệnh đau đầu và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu não.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê bột lá bạch quả
  • Hòa tan nguyên liệu trong 80 – 100ml nước sôi
  • Thưởng thức dung dịch khi còn ấm
  • Uống 2 lần/ngày trong vòng 15 ngày liên tục

Bài thuốc dân gian từ cây ngải cứu

Với tính chất an toàn, lành tính, ngải cứu là một trong những vị thuốc Nam điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên vô cùng hiệu quả. Các thành phần adenin, choline, axit amin, flavonoid… từ ngải cứu có thể kích thích, điều hòa quá trình lưu thông máu lên não, cải thiện giấc ngủ và đẩy lùi biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 300g lá ngải cứu khô và mật ong nguyên chất
  • Hãm lá ngải cứu khô với 900ml nước sôi trong vòng 10 phút
  • Lọc bỏ bã, lấy nước thuốc
  • Hòa thêm mật ong nguyên chất
  • Thưởng thức trà ngải cứu khi còn ấm
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung loài thảo dược này thành nhiều món ăn gia đình thơm ngon, bổ dưỡng

Bài thuốc dân gian từ đẳng sâm

Đẳng sâm là loài thảo mộc thân cỏ, sống lâu năm. Theo quan niệm Đông y, vị thuốc này vị ngọt, tính mát, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế. Bên cạnh đó, đẳng sâm còn giúp điều trị bệnh gan, bệnh nóng trong, rối loạn tiền đình và các bệnh lý về tim mạch.

Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng saponin từ đẳng sâm có thể sánh ngang với nhân sâm. Đây chính là lý do vì sao đẳng sâm có thể hỗ trợ an thần vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc dân gian từ đẳng sâm
Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng saponin từ đẳng sâm có thể sánh ngang với nhân sâm.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 0,5g tiểu hồi, 1g trần bì, 1g huyết giác, 20g đẳng sâm, 250ml rượu 40 độ và một lượng đường vừa đủ
  • Rửa sạch toàn bộ vị thuốc, vớt ra để ráo
  • Ngâm tất cả nguyên liệu trong lượng rượu trắng đã chuẩn bị trong vòng 1 tháng
  • Bảo quản rượu thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp rọi vào
  • Uống 30ml/lần, dùng 1 – 2 lần/ngày

Lưu ý, bạn không nên sử dụng đẳng sâm nếu dị ứng với một trong các thành phần sau của vị thuốc này: cholin, fructofuranóide, ethyl a-D-, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, syringin, rhamnose, xylose, mannose, arabinose, galactose, fructose, scutellarein, alcaloid, inulin, glucose, sucrose, alkaloids…

Bài thuốc dân gian từ tam thất

Hoa tam thất có khả năng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, xoa dịu lo âu, căng thẳng và đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

Đặc biệt, hoạt chất saponin giúp ức chế quá trình lão hóa, canxi, sắt, sterol, axit amin có tác dụng tiêu ứ và điều hòa khí huyết, axit oleanolic, prolin, triterpen góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, Rb1, Rb2 có thể giải nhiệt và cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 10g lá dâu tằm, 10g hoa tam thất và 10g ngọc lạc tiên
  • Rửa sạch ba nguyên liệu với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi toàn bộ vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước, loại bỏ bã
  • Dùng thuốc khi còn ấm
  • Uống đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ
  • Kiên trì áp dụng khoảng 1 tuần

Bài thuốc dân gian từ rau đắng biển

Từ thời xa xưa, công dụng điều trị rối loạn tiền đình của rau đắng biển đã được y học cổ truyền công nhận.

Thành phần β-sitosterol, D-mannitol, β3-chloroplatinate, β2-oxalat, sterol, axit betulic, herpestin, bacoside B, bacoside A, brahmin… có công dụng tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đồng thời kích thích sản xuất các chất hóa học trung hòa hệ thần kinh.

Ngoài ra, loài thảo mộc này còn hỗ trợ hạ đường huyết, thư giãn tinh thần, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư vô cùng hiệu nghiệm.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 bó rau đắng biển tươi và một chút muối biển
  • Rửa sạch rau đắng biển với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, sau đó phơi khô
  • Mỗi lần sử dụng, sắc kỹ 6 – 12g rau đắng biển cùng 1 chén nước lớn trên lửa nhỏ
  • Uống khi còn ấm

Một số biện pháp hỗ trợ chữa bệnh không cần dùng thuốc

Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng, bấm huyệt, tập yoga, thiền định, luyện tập thể dục – thể thao chính là những giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất.

  • Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và đẩy lùi những triệu chứng phiền toái
  • Bấm huyệt tác động một lực vừa phải lên các huyệt đạo kết nối với bộ não, từ đó kích thích tuần hoàn máu và góp phần nuôi dưỡng tế bào não
  • Tập yoga, thiền định giúp điều hòa lượng oxy bên trong não bộ, đồng thời tạo ra trạng thái tĩnh tâm, thư thái
  • Tập thể dục – thể thao vừa sức (chăm chỉ thực hiện động tác dựa chân vào tường, xoay lắc đầu, cúi đầu nghỉ, giậm chân tại chỗ, lắc lư trước sau, lắc lư hai bên hoặc tích cực chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập gym)
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, nước lọc, trà thảo mộc, kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, cà phê, thức ăn giàu dầu mỡ, hạn chế ăn vặt và tuyệt đối không nhịn ăn, bỏ bữa
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi và không lao động quá sức

Rối loạn tiền đình nói chung và rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt thể chất và tinh thần, khiến bệnh nhân thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, thiếu tập trung, hay té ngã và dễ gặp tai nạn. Vì vậy, ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng càng sớm càng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *