NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu các bệnh lý về tâm trí với quy mô lớn, chuyên nghiệp cùng các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy

Cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Bệnh rối loạn tiền đình có thể trở nên vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân bất ngờ hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, thậm chí té ngã và ngất xỉu. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp.

Cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, chứng bệnh này phổ biến nhất ở những người trưởng thành hay lo lắng, thiếu ngủ, buồn rầu vì công việc và cuộc sống. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng…

Ban đầu, các triệu chứng thường không nghiêm trọng, không đáng chú ý (chỉ là cảm giác chóng mặt thoáng qua). Thế nhưng, bệnh lý này có xu hướng phát triển mạn tính và nghiêm trọng dần theo thời gian.

Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Khi bệnh tình diễn biến phức tạp, bên cạnh triệu chứng chóng mặt, choáng váng, bệnh nhân có thể đổ mồ hôi, buồn nôn và ngất xỉu. Ngay khi phát hiện người thân lên cơn rối loạn tiền đình cấp, độc giả cần nhanh chóng thực hiện những cách sơ cứu đơn giản dưới đây:

  • Đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát, yên tĩnh, không có tiếng ồn, sau đó đặt họ nằm ở tư thế thoải mái nhất (nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải)
  • Để người bệnh nằm yên, nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh thay đổi tư thế thường xuyên
  • Hạn chế ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu trực tiếp vào mặt) vì điều này sẽ làm tăng triệu chứng chóng mặt, choáng váng
  • Cho bệnh nhân uống nước hoặc chất điện giải oresol (nếu họ buồn nôn, hãy để họ nôn xong rồi bù nước và chất điện giải)
  • Kết hợp bổ sung nước lọc và sữa đặc ấm xen kẽ nhằm tăng cường lượng đường huyết và phòng ngừa tình trạng kiệt sức
  • Xoa bóp vùng thái dương bằng dầu khuynh diệp, xoa trán nhẹ nhàng để làm dịu cảm giác đau đầu, chóng mặt

Sau khi nằm nghỉ một thời gian, nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, độc giả cần đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, những cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình này chỉ mang tính chất tạm thời. Để cải thiện triệu chứng triệt để và hiệu quả, bạn cần khuyến khích người bệnh áp dụng các phương pháp chữa bệnh lâu dài.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình lâu dài

Bệnh nhân có thể tích cực đẩy lùi bệnh lý bằng cách thường xuyên thực hiện bài tập bổ trợ, duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực hiện bài tập bổ trợ

  • Bài tập vẩy tay giúp thải độc cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, đồng thời giảm thiểu triệu chứng chóng mặt. Người bệnh cần tập động tác này 2 lần/ngày khi đã dùng bữa, bắt đầu với khoảng vài trăm cái, sau đó tăng lên 1.800 – 2.000 cái/30 phút tập.
  • Bài tập luyện mắt có tác dụng tăng cường khả năng tập trung, cải thiện tầm nhìn. Người bệnh cố gắng tập trung nhìn vào một vật thể đứng yên khi đang di chuyển phần đầu.
  • Bài tập đầu – cổ giúp củng cố sức mạnh cổ – vai, hạn chế đau nhức, cải thiện tình trạng nhức mỏi, kích thích tuần hoàn máu, xoa dịu căng thẳng và giúp những người bị rối loạn tiền đình tỉnh táo hơn.
  • Bài tập toàn thân có tác dụng rèn luyện đôi mắt, thư giãn cổ vai và duy trì trạng thái thăng bằng của cơ thể, từ đó giảm thiểu cảm giác chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
  • Bài tập trong tư thế nằm nghiêng giúp bộ não quen dần với biểu hiện chóng mặt của chứng rối loạn tiền đình thông qua những lần chuyển động lặp lại nhiều lần.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, axit folic, vitamin B6, vitamin C và vitamin D từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu… Ngoài ra, bạn cũng cần nhắc nhở người thân kiêng cữ cà phê, trà đặc, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm giàu chất béo bởi chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu cũng như khiến các biểu hiện chóng mặt, đau đầu càng thêm trầm trọng.

Duy trì lối sống khoa học

Người bệnh rối loạn tiền đình hãy chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày theo một số gợi ý sau:

  • Tránh thức khuya
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ
  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa
  • Xây dựng lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, sống với sở thích cá nhân và nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Ngâm chân với nước ấm và thảo dược để khử mùi hôi chân, cải thiện giấc ngủ, thải độc cơ thể, điều hòa khí huyết và phòng ngừa bệnh tật

Tuy không nguy hiểm với sức khỏe tổng thể và không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân. Sau khi đã nắm vững cách sơ cứu cho người bị bệnh rối loạn tiền đình từ bài viết này, bạn có thể tự tin và chủ động hơn trong quá trình chăm sóc những người thân yêu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *