Những phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ

Tình trạng tự kỷ sẽ được cải thiện tốt bằng các phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ. Tùy vào tình trạng của từng trẻ, chuyên gia sẽ tư vấn biện pháp thích hợp nhất. 

4 phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ phổ biến

Tự kỷ là một nhóm các rối loạn phức tạp về sự phát triển của bộ não. Hội chứng này thường khởi phát vào khoảng 3 năm đầu đời, và kéo dài cho đến hết đời.

Những phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ
Những phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ giúp trẻ cải thiện tình trạng.

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng này, những phương pháp can thiệp giáo dục được khuyến khích. Tại Việt Nam, hiện cũng có rất nhiều phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ mang đến hiệu quả.

1. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ mới RDI (Can thiệp Phát triển Quan hệ Xã hội)

Với phương pháp này, cha mẹ cần phải thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, chứ không đơn thuần chỉ bằng ngôn ngữ, lời nói.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ mới RDI bao gồm 3 yếu tố chính, đó là:

  • Dựa trên mối quan hệ
  • Dựa trên sự phát triển cảm xúc
  • Sự khác biệt của mỗi cá nhân

Phương pháp này được thiết kế dựa trên 6 giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ.

Thông qua quá trình điều trị, phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ RDI có thể giúp trẻ:

  • Nhận thức và thấu hiểu cảm xúc của người khác
  • Quan sát và học cách tham gia vào các mối quan hệ xã hội
  • Tương tác với mọi người bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ
  • Rèn luyện tư duy linh hoạt theo tình huống
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Dự đoán tình huống từ những kinh nghiệm trong quá khứ

Ưu điểm của RDI:

  • Tập trung vào việc phát triển cảm xúc thay vì trí tuệ
  • Khuyến khích trẻ chủ động trong việc tương tác và giao tiếp với xã hội.

Khuyết điểm của RDI:

  • Không dạy cho trẻ cách học, cách phát triển trí tuệ giống như các trẻ cùng trang lứa
  • Quá trình ban đầu để tương tác với trẻ gặp nhiều khó khăn.

Xem thêm: Hướng dẫn hỗ trợ giao tiếp cho trẻ bị tự kỷ

2. Phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ ABA (Ứng dụng phân tích hành vi)

Phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ ABA – Applied Behaviour Analysis là phương pháp can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ được áp dụng nhiều nhất, và hữu hiệu nhất hiện nay.

ABA là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu được các hành vi của trẻ nhỏ. Nguyên tắc trị liệu được nghiên cứu dựa trên lý thuyết khoa học về hành vi.

Trước khi điều trị, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá ban đầu. Đánh giá này giúp kiểm tra các kỹ năng hiện có của trẻ, cung như kỹ năng nào đang bị thiếu hụt.

Sau khi có kết quả cụ thể, chuyên gia mới bắt đầu lựa chọn những bài tập, các tài liệu thích hợp.

Nội dung rèn luyện chung của mỗi buổi sẽ bao gồm đầy đủ các kỹ năng. Các kỹ năng trải dài trong lĩnh vực khác nhau như kiến thức, xã hội, giao tiếp, vận động, tự chăm sóc, vui chơi,…

Những kỹ năng này sẽ được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần. Tất cả được sắp xếp theo trình tự phát triển tự nhiên, từ đơn giản đến phức tạp.

Ưu điểm:

  • Giúp trẻ học kỹ năng mới, kỹ năng trẻ thiếu hụt so với lứa tuổi.
  • Biết điều chỉnh hành vi trong nhiều tình huống khác nhau.
  • Phương pháp rõ ràng, dễ dạy
  • Rất hiệu quả khi muốn chuyển những hành vi tiêu cực sang tích cực.

Khuyết điểm: Cần kiên trì trong thời gian dài.

3. Phương pháp TEACCH (Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps)

TEACCH (Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps) là phương pháp điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật về giao tiếp.

Phương pháp can thiệp này sẽ khác với tiêu chuẩn phát triển bình thường. Nó bắt đầu từ mức phát triển của trẻ hiện tại, và giúp trẻ đạt đến mức cao nhất có thể.

Một số bài học cụ thể được áp dụng trong phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ TEACCH bao gồm:

Ưu điểm của TEACCH:

  • Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của trẻ
  • Quá trình đào tạo tập trung vào những kỹ năng sẵn có

Khuyết điểm của TEACCH:

  • Phương pháp gò bó
  • Đòi hỏi nhiều nhân lực
  • Tập trung nhiều vào các đồ dùng giảng dạy.

4. Phương pháp PECS (picture exchane communication system) – hệ thống giao tiếp trao đổi hình

Trong chương trình tự kỷ Delaware, nhà tâm lý Andrew Bondy, và nhà âm ngữ trị liệu Lori Frost, đã đề ra phương pháp dạy trẻ tự kỷ bằng hình ảnh (PECS).

Đây là phương pháp đổi hình ảnh theo những nhu cầu mà trẻ mong muốn, dựa trên biện pháp ABA. Mục tiêu là dạy cho trẻ quy tắc “phải tỏ ý muốn khi có nhu cầu”, dù cho trẻ không biết nói

PECS dạy trẻ bắt đầu từ những hình riêng lẻ, sau đó dùng hình để sắp xếp các câu nhiều chữ. Ví dụ, trẻ phải biết đưa bình nước cho người lớn khi muốn uống nước, hoặc chỉ tay vào hình ảnh ly nước để ra hiệu.

Nhiều ý kiến cho rằng, cách dạy này sẽ gây ảnh hưởng đến việc học nói, cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Nhưng nhận định này chưa có cơ sở thực tế.

Có nhiều trẻ áp dụng phương pháp PECS trong vài tháng đã có thể tập nói được. Tuy nhiên, vẫn chưa có mình chứng rằng, bé biết nói là do sự phát triển tự nhiên, hay nhờ vào phương pháp PECS.

Ưu điểm: 

  • Phương pháp rõ ràng, cụ thể, có chủ ý, trẻ tự động tham gia.
  • Có thể giúp trẻ mở rộng trình độ giao tiếp.
  • Phát triển giao tiếp chức năng nhanh đối với trẻ tự kỷ
  • Phát triển được ngôn ngữ ở trẻ

Khuyết điểm:

  • Cần có thời gian dài để chuẩn bị hình ảnh và tài liệu
  • Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp
  • Bỏ qua các lĩnh vực khác như vận động, xã hội.

Hy vọng thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết thêm về những phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra gợi ý phù hợp cho mỗi tình trạng tự kỷ khác nhau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *