Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cải thiện sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần kết hợp giữa việc nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh cũng giúp cho các triệu chứng bệnh mau chóng thuyên giảm. 

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể
Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể

Để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh suy nhược cơ thể, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

1. Cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Những đối tượng bị suy nhược cơ thể sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, cơ thể yếu ớt, sức đề kháng kém, chán ăn, cơ thể hấp thu kém do đó để cải thiện được tốt nhất bạn cần chú ý bổ sung và cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là 4 nhóm chất sau đây:

  • Chất bột đường: Các thực phẩm như khoai môn, cơm, bánh mì, khoai lang, bún, miến, bắp,..có chứa rất nhiều chất bột đường. Khi dung nạp những thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể gia tăng năng lượng, cải thiện tốt các hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
  • Nhóm chất đạm: Các chuyên gia khuyên người bị suy nhược cơ thể nên chú ý bổ sung đạm vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể từ đó hệ miễn dịch cũng được nâng cao. Ngoài ra, đạm còn là dưỡng chất quan trọng và cần thiết đối với quá trình xây dựng các tế bào của răng, xương, cơ,…Người bệnh nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu đạm như sữa, trứng, cá, thịt, các loại đậu,…
  • Chất béo: Cơ thể luôn cần đảm bảo hàm lượng chất béo để duy trì và tích trữ năng lượng. Các thực phẩm như dầu, bơ, mỡ có rất nhiều chất béo, chúng có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt các loại vitamin tan trong dầu.
  • Các loại khoáng chất và vitamin: Theo thống kê thì hiện có khoảng 20 loạn khoáng chất và 20 loại vitamin cần thiết và bổ dưỡng đối với sức khỏe của con người. Những loại vitamin, khoáng chất phổ biến như vitamin A, B, C, D, E, sắt, canxi, kẽm, i-ốt,…sẽ có nhiều trong gan, hải sản, sữa, trứng, các loại rau lá xanh, những loại hạt,…Khi chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể được cân bằng các chất này sẽ giúp cho sức khỏe được tăng cường, hạn chế các tác nhân gây hại cho cơ thể.

2. Ưu tiên các món ăn dễ tiêu, chế biến loãng

Thông thường, những đối tượng bị suy nhược cơ thể sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, sau khi ăn thường gặp phải tình trạng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…Do đó, để cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân, bạn cần chú ý lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, chế biến thành những món ăn loãng như súp, cháo, canh,…

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng khó chịu sau khi ăn, người bệnh cũng không nên vận động quá mạnh hoặc làm việc ngay sau khi vừa ăn xong. Thay vào đó, bệnh nhân nên di chuyển nhẹ nhàng, thư giãn khoảng 15 đến 20 phút để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng thức ăn.

3. Ăn đủ bữa, đúng giờ

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị suy nhược cơ thể không chỉ cần cân bằng các chất cần thiết mà còn phải đảm bảo đủ 3 bữa chính, kèm theo 2 bữa ăn phụ mỗi ngày. Trong mỗi bữa ăn bạn cần ăn đủ số lượng, tránh ăn quá no hoặc quá đói, khi ăn nên nhai kỹ để cơ thể dễ hấp thu hơn.

Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được bỏ bữa, tập thói quen ăn đúng giờ để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Nếu cảm thấy chán ăn, ăn không được ngon miệng, bệnh nhân có thể chia ra nhiều bữa ăn nhỏ khác nhau để đảm bảo cơ thể được dung nạp đủ lượng thức ăn mỗi ngày.

4. Chế biến món ăn hợp khẩu vị

Như đã nói trên, những người bị suy nhược cơ thể thường sẽ chán ăn, cảm giác ăn không được ngon miệng, không cảm nhận được trọn vẹn mùi vị của thức ăn. Do đó, bạn cần chú ý nêm nêm gia vị cho phù hợp để kích thích vị giác của người bệnh hơn. Đồng thời, cách trang trí món ăn bắt mắt cũng sẽ kích thích được sự thèm ăn của bệnh nhân, giúp họ ăn được nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên đa dạng các món ăn, thay đổi liên tục để không tạo cảm giác ngán và đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Gợi ý các thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể

Người bệnh nên chú ý bổ sung và lựa chọn các thực phẩm sau đây để xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh:

  • Các loại rau xanh: Rau xanh, hoa củ quả tươi luôn là lời khuyên hữu ích đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là những người đang mắc bệnh suy nhược cơ thể. Trong những loại rau xanh như bắp cải, cải xoăn, súp lơ, rau dền,…có chứa rất nhiều chất xơ, giúp gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Thịt dê: Trong thịt dê có chứa hàm lượng đạm rất cao vì thế người bệnh nên chế biến các món ăn từ loại thịt này để cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thịt dê còn có nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện tốt các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, gia tăng năng lượng cho người bệnh.
  • Đậu đỏ: Trong các loại đậu thì đậu đỏ có chứa hàm lượng đạm cao, dễ tiêu phù hợp đối với những người có sức khỏe ốm yếu. Không những thế, trong nguyên liệu này còn có nhiều tinh bột, hàm lượng đường cao nên giúp ích rất nhiều cho sức khỏe con người.
  • Bí ngô: Theo nghiên cứu, cứ 100g bí đỏ sẽ chứa đến 268mg acid glutamic, chất này có vai trò rất quan trong đối với quá trình chuyển hóa các phản ứng của não bộ. Vì thế khi người bệnh cung cấp thực phẩm này sẽ giúp cải thiện trí nhớ, gia tăng các noron thần kinh.
  • Nhân sâm: Đây được xem là một trong cá thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe, nó giúp cải thiện tốt các triệu chứng của suy nhược cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe, chóng viêm, ngăn chặn các yếu tố gây hại.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể cần được đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc nêu trên để giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp với việc nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách. Đối với những trường hợp bệnh nặng cần áp dụng đồng thời các biện pháp điều trị chuyên khoa của bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *