Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không là băn khoăn rất lớn của bất cứ ai đang mắc bệnh hay có người thân trong gia đình bị bệnh. Thực tế các nghiên cứu đã cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng mắc bệnh do yếu tố này.

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?

Tâm thần phân liệt (TTPL) thuộc nhóm tâm thần nặng, có yếu tố mãn tính và rất khó điều trị. Theo đó người bệnh thường xuyên có những hoang tưởng ảo giác, ảo thanh và gặp rất nhiều vấn đề trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cũng thường có những hành vi, suy nghĩ ra rời thực tế hoặc gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh.

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến yếu tố di truyền nên người bệnh cần chú ý

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không là thắc mắc của bất cứ ai đã mắc bệnh hoặc có người trong gia đình mắc bệnh. Thực tế vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng các bác sĩ cũng cho biết bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Cụ thể hơn, các nghiên cứu đã cho biết tỷ lệ mắc TTPL ở người bình thường chỉ 1%, tuy nhiên nếu có cha mẹ, ông bà mắc bệnh thì tỷ lệ này lên tới hơn 12%. Theo đó nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh là 16,4 % còn cả hai cùng bị bệnh thì con số này là hơn 68%. Đây là những số liệu đã được nghiên cứu trên thực tế thông qua các cuộc kiểm tra khoa học chứ không phải số liệu dự đoán.

Đồng thời các nghiên cứu tại Đại học Copenhagen của Đan Mạch cũng cho thấy tỷ lệ di truyền TTPL ở các cặp song sinh là 40-  65%, cao hơn so với đẻ 1 con rất nhiều. Các nhà khoa học đã tiến đã thu thập thông tin từ Cơ quan Đăng ký Song sinh Quốc gia của Phần Lan. Các nghiên cứu sau đó tại Phần Lan năm 1988 cũng tiếp tục cho thấy tỷ lệ di truyền bệnh tại đây lên tới 83%.

Các nhà khoa học cho rằng do TTPL có liên quan đến sự bất thường trong hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh là Dopamine nên cũng có thể ảnh hưởng bởi nhân tố di truyền. Dù vậy vẫn chưa có các thông tin chính xác và rõ ràng về cơ chế di truyền mã gene để xác định quy luật di truyền.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Bên cạnh đó nếu trong thời điểm mang thai, người mẹ gặp các vấn đề tâm lý, bổ sung dinh dưỡng không phù hợp, mẹ mắc các bệnh lý cần dùng thuốc hay bị nhiễm virus thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

Tuy nhiên không phải ai cũng dị di truyền bởi tỉ lệ này không phải tuyệt đối. Có những người được sinh ra bởi cả cặp cha mẹ bị bệnh tâm thần nhưng không bị bệnh. Tuy nhiên yếu tố di truyền vẫn có thể liên quan đến đời sau, nghĩa là nếu ông bà bị bệnh, cha mẹ không bị bệnh nhưng đời cháu vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Nói chung với băn khoăn bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không thì câu trả lời là có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng không phải hoàn toàn. Nếu bệnh nhân thăm khám và có hướng kiểm soát sớm thì hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng này.

Giảm nguy cơ tâm thần phân liệt cho đời sau

Thực tế vẫn có những người được người mắc bệnh tâm thần phần liệt sinh ra nhưng được nuôi dưỡng bởi một gia đình bình thường hạnh phúc nên không hề có các triệu chứng bệnh. Như vậy có thể cho thấy yếu tố môi trường, quá trình phát triển có thể hỗ trợ việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho những đời sau.

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Thăm khám bác sĩ nếu có ý định mang thai, đang mang thai để giảm nguy cơ di truyền tối đa

Tốt hơn nếu bản thân người TTPL muốn có con hoặc trong gia đình có người mắc bệnh thì nên thăm khám bác sĩ trước. Bác sĩ sẽ làm một số kiểm tra sơ bộ và đưa ra những đánh giá, lời khuyên về khả năng di truyền để người bệnh cân nhắc hợp lý. Việc tự ý mang thai không đúng thời điểm có thể gây ra nhiều hệ lụy cho đứa con tương lai.

Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh khi bản thân hay gia đình có tiền sử TTPL, bạn cần thực hiện một số phương pháp sau

  • Không nên mang thai khi quá trẻ hoặc quá lớn tuổi, tốt nhất nên mang thai trong độ tuổi 20- 30 hoặc trước 35
  • Chỉ mang thai khi người phụ nữ đã điều trị hết bệnh, đang trong giai đoạn ổn định, không cần phải dùng thuốc
  • Nếu vẫn đang dùng các loại thuốc điều trị trước đó, nên ngưng thuốc một thời gian dài nếu có ý đinh mang thai
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong suốt thai kỳ, đặc biệt là acid folic, nhóm vitamin B, sắt…
  • Tránh việc dùng thuốc trong thời kỳ thai kỳ, việc dùng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ, đừng quên nói rõ tình trạng bệnh lý để bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp
  • Tăng cường bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa việc nhiễm virus, vi khuẩn hay bất cứ bệnh lý nào khác. Nếu có cần nhanh chóng đi thăm khám để được điều trị an toàn
  • Tránh những chấn thương, tai nạn trong thai kỳ
  • Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái vui vẻ, tránh những căng thẳng áp lực, tránh nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ
  • Khám thai định kỳ để kiểm soát sức khỏe ở mức tốt nhất
  • Nếu cả cha mẹ đều mắc bệnh hoặc 1 trong hai mắc bệnh nặng, thường xuyên tái phát có thể xem xét việc nên cho bé ở với ông bà, người thân hay những gia đình bình thường
  • Quá trình nuôi dưỡng bé nên tránh những cãi vã, áp lực, những chấn thương tâm lý có thể làm tăng yếu tố kích thích bùng phát bệnh trầm trọng
  • Tránh việc dùng các loại thuốc kích thích thần kinh quá nhiều cho trẻ từ thuở nhỏ
  • Đưa bé thăm khám định kỳ thường xuyên để sớm loại bỏ các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không và hướng phòng tránh tốt nhất. Mặc dù bệnh có yếu tố di truyền nhưng nếu có biện pháp cải thiện phù hợp, gia đình vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *