Bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý – Cha mẹ nên biết

Tăng động giảm chú ý là căn bệnh thường gặp nhiều trẻ em, nó gây ra trở ngại trong các vấn đề sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là sự tập trung. Vì thế, có rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn và áp dụng các bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý để cải thiện những triệu chứng và giúp gia tăng hiệu suất học tập của trẻ. 

Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Tăng động giảm chú ý hay còn có tên khoa học là Attention Deficit/Hyperactivity Disorder – ADHD, đây là một hội chứng rối loạn thường gặp ở trẻ em. Các trẻ mắc phải căn bệnh này thường sẽ bị mất tập trung, trẻ trở nên phấn khích, dễ kích động và không thể ngồi yên một chỗ. Tình trạng này sẽ gây nên rất nhiều khó khăn đối với việc học tập, giao tiếp và các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn thường gặp ở trẻ em

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em đang có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên lại có một số phụ huynh thờ ơ, không quan tâm đến căn bệnh này. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý của trẻ chuyển biến nặng hơn, nhiều nguy cơ gây ra các hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của trẻ nhỏ.

Các chuyên gia cho biết rằng, những triệu chứng của ADHD thường sẽ khởi phát từ khá sớm, chủ yếu xuất hiện từ trước 6 tuổi và kéo dài cho đến khi trưởng thành. Một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này như:

  • Trẻ không thể tập trung quá lâu vào việc học, thậm chí là những lời nói bên ngoài.
  • Thường xuyên phạm lỗi khi phải thực hiện công việc nào đó.
  • Gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề sắp xếp và bố trí công việc hàng ngày.
  • Rất dễ làm mất đồ đạc như tập, sách, bút, đồ chơi,…
  • Thường xuyên cử động chân tay, không thể ngồi yên một chỗ quá lâu.
  • Không đủ sự kiên nhẫn trong việc chờ đợi
  • Hay chen ngang vào câu chuyện của người khác hoặc ngắt ngang lời mà người khác đang nói.

Tuy tăng động giảm chú ý là căn bệnh mạn tính, khó có thể điều trị dứt điểm nhưng nếu được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp phù hợp sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm tốt hơn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát đến những hành vi, lời nói của con cái để sớm nhận biết được những dấu hiệu bất thường của trẻ. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

Các bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tăng động giảm chú ý đó chính là sự mất tập trung, khiến cho trẻ bị ảnh hưởng nhiều đến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh nên cho bé tập luyện các bài tập gia tăng kỹ năng chú ý được lồng ghép trong các trò chơi.

1. Trò chơi với thẻ bài

Trò chơi này sẽ giúp trẻ cải thiện được kỹ năng quan sát và chú ý của mình. Khi mới bắt đầu, cha mẹ chỉ nên sử dụng khoảng 2 đến 3 lá bài, sau đó úp lại và hỏi xem trẻ có ghi nhớ được tên của lá bài nào không. Sau khi trẻ có thể nhớ được tên của các lá bài và dần quen với trò chơi thì từ từ tăng dần số lượng lá bài lên. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các lá bài giống nhau để kích thích sự tò mò của trẻ, mỗi khi tìm được 2 lá bài giống sẽ được cộng thêm điểm.

Bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Trò chơi cùng với các thẻ bài sẽ giúp trẻ ADHD cải thiện sự tập trung, tăng cường trí nhớ

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên chỉ để con chơi một mình mà cần cùng quan sát và tham gia trò chơi với trẻ. Tốt nhất nên phân chia lượt chơi, để trẻ cảm thấy hứng thú và kích thích hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể lựa chọn những thẻ flash card với các hình ảnh thú vị để giúp trẻ thích thú hơn.

2. Bài tập lắng nghe

Đây được xem là một bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên áp dụng thử. Bạn hãy mở một bài hát thật vui nhộn với giai điệu trẻ trung, trong lời bài hát nên có những từ nói về các hành động như dậm chân, giơ tay, ngồi xuống, đứng lên,…Khi cho trẻ nghe bạn nên để trẻ tập trung vào lời bài hát và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng theo các động tác có trong bài hát. Lặp lại đều này nhiều lần để trở có thể ghi nhớ và tự thực hiện được các yêu cầu có trong bài hát.

3. Úp cốc dấu vật

Trò chơi này khá quen thuộc và cũng đã được nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho con em của mình. Bạn chỉ cần dấu một vật gì đó dưới 1 cái ly và di chuyển để trẻ đoán xem ly nào có chứa vật trong đó. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2 cốc và di chuyển với mức độ chậm để trẻ từ từ quan sát. Sau khi thấy trẻ bắt đầu quen với bài tập thì tăng dần số ly và tốc độ lên. Trò chơi này sẽ giúp con tập trung quan sát hơn, gia tăng sự chú ý, đồng thời cải thiện phản xạ mắt và trí nhớ của trẻ.

4. Bài tập chuỗi động tác

Với những trẻ mắc phải căn bệnh tăng động giảm chú ý, để giúp trẻ tập trung hơn để hoàn thành tốt việc học tập và sinh hoạt hàng ngày thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng bài tập chuỗi động tác cho trẻ. Cha mẹ sẽ bắt đầu thực hiện một chuỗi động tác sau đó để con bắt chước làm theo xem trẻ ghi nhớ và thực hiện đúng bao nhiêu động tác, có khớp với thứ tự ban đầu không. Cũng như các bài tập khác, cha mẹ nên bắt đầu với những động tác đơn giản và tăng dần cấp độ.

5. Đọc sách

Bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Đọc sách cùng trẻ cũng là một hoạt động cải thiện sự tập trung hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng

Cùng trẻ đọc sách cũng là một trong các bài tập rất tốt đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý. Cha mẹ đọc cho trẻ hoặc cho trẻ tự đọc một quyển sách nào đó mà trẻ thích. Trong lúc đọc sách có thể kèm vào những câu hỏi về số lượng, hình ảnh, các vấn đề liên quan đến câu chuyện để trẻ tập trung và thấy hứng thú hơn. Sau khi đọc xong một quyển sách hoặc một câu chuyện, bạn nên khen ngợi trẻ, tán dương sự chú ý và lắng nghe của trẻ.

6. Hoạt động nấu ăn

Nấu ăn chính là hoạt động lý tưởng để giúp trẻ gia tăng sự tập trung và có thể thực hiện theo đúng hướng dẫn của cha mẹ. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ thực hiện những công việc phù hợp với lứa tuổi như rửa rau, nhặt hạt đỗ, bóc vỏ lạc,…Cha mẹ cũng nên thực hiện trước cho trẻ các bước cần làm để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ từ đầu đến cuối.

Một số lưu ý khi áp dụng các bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Để các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý đạt được kết quả tốt nhất, cha mẹ cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên bắt đầu bài tập với mức độ đơn giản, sau đó tăng dần lên để trẻ thích nghi tốt hơn.
  • Cha mẹ nên tham gia vào các bài tập của con để có thể quan sát và khích lệ con tốt hơn.
  • Khi hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ hoặc bất kì công việc nào cũng nên dùng lời nói ngắn gọn, dễ hiểu kèm theo các hành động cụ thể để trẻ dễ dàng làm theo.
  • Chia nhỏ các hoạt động thành những nhiệm vụ đơn giản và có thể khích lệ trẻ bằng các phần thường để tạo động lực giúp trẻ hoàn thành công việc tốt hơn.
  • Khi tiến hành các bài tập nên tránh để trẻ tiếp xúc với các hoạt động, đồ vật gây sao nhãng.

Cha mẹ nên kiên trì cùng con thực hiện các bài tập cho trẻ bị tăng động giảm chú ý để giúp trẻ cải thiện được sự tập trung, từ đó gia tăng hiệu suất học tập và các công việc sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ thăm khám và kết hợp cùng những phương pháp điều trị khác để kiểm soát tình trạng bệnh của trẻ tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *