NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu các bệnh lý về tâm trí với quy mô lớn, chuyên nghiệp cùng các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy

Mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế là bị gì?

Hầu hết ai cũng đã từng trải qua trạng thái chóng mặt ít nhất một lần trong đời. Các cơn chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề nguy hại đối với sức khỏe. 

Mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế là bị gì?
Mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế có thể là hậu quả của bệnh rối loạn tiền đình

Mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế là bị gì?

Nếu khi thay đổi tư thế bạn dễ bị mất thăng bằng, choáng váng, đứng không vững thì có thể bạn đang bị chứng rối loạn tiền đình. Tiền đình chính là bộ phận đóng vai trò quan trong đối với tai, nó nằm ở phía sau màng nhĩ thuộc ốc tai. Bộ phận này sẽ có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể, cùng những phối hợp động tác khác như cử động đầu, mắt, thân mình.

Do đó, khi cơ quan này bị tác động hoặc tổn thương sẽ khiến cho cơ thể khó giữ được thăng bằng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đối với tính mạng của con người nhưng nó sẽ làm đảo lộn và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu tình trạng mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế xuất phát từ bệnh rối loạn tiền đình thì các triệu chứng sẽ thường xuyên tái phát. Nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn, người bệnh khó thể di chuyển được

Những đối tượng thường mắc phải bệnh rối loạn tiền đình?

Trong một nghiên cứu dịch tễ lớn đã ước tính được rằng, có khoảng hơn 35% những người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình (xấp xỉ 69 triệu người).

Những yếu tố sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tuổi tác: Những người có độ tuổi càng cao khả năng mắc bệnh càng nhiều. Người già sẽ hay bị xuất hiện cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Những đối tượng có tiền sử bị chóng mặt: Nếu bạn đã từng gặp phải tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng trước đây thì nhiều khả năng sẽ bị tái phát trong tương lai.

Biện pháp khắc phục chứng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế

Để có thể khắc phục được tình trạng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:

  • Không nên ngồi liên tục trong một tư thế quá lâu, đặc biệt là ngồi máy tính. Khi làm việc nên vận động và đi lại nhẹ nhàng sau khoảng vài tiếng.
  • Tránh đứng lên, ngồi xuống, xoay cổ quá nhanh, quá đột ngột. Các vận động, tư thế nên thực hiện chậm rãi, nhẹ nhàng.
  • Hạn chế leo trèo cao, lái xe, điều khiển các thiết bị, máy móc có động cơ mạnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Hạn chế việc lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Tránh tiếp xúc với những thực phẩm, chất có mùi vị gây kích thích.
  • Hạn chế đọc sách, xem điện thoại khi ngồi xe hơi.
  • Khi cảm thấy xuất hiện trạng thái chóng mặt, mất thăng bằng thì nên giữ nguyên tư thế, tránh cử động mạnh hoặc có thể nhắm mắt lại.
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và hạn chế những gia vị như đường, muối, các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
  • Đảm bảo giấc ngủ chất lượng, ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Đối với người trưởng thành cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 23 giờ và lựa chọn chỗ ngủ phù hợp. Phòng ngủ nên thoáng mát, rộng rãi, yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ vừa phải.
  • Tiến hành thăm khám và điều trị đúng theo phác đồ của chuyên gia. Nếu có chỉ định sử dụng thuốc thì cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế thường sẽ xuất phát từ căn bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, khi nhận thấy tình trạng này thường xuyên xuất hiện và có kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *