Cách chăm sóc, điều dưỡng người bị rối loạn tiền đình

Chăm sóc, điều dưỡng người bị rối loạn tiền đình là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi làm tốt vấn đề này có thể hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị, giảm nhanh triệu chứng và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. 

Cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Một chế độ chăm sóc, điều dưỡng hợp lý sẽ giúp cho các triệu chứng rối loạn tiền đình mau chóng được thuyên giảm

Cách chăm sóc, điều dưỡng người bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người trưởng thành và cao tuổi. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, mất thăng bằng,…Điều này sẽ gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày và làm giảm hiệu suất công việc của bệnh nhân.

Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh việc điều trị nội khoa thì cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho người bệnh mau chóng cải thiện được sức khỏe, đẩy lùi các biểu hiện bệnh một cách nhanh chóng.

Sau đây là một số cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình mà bạn nên tham khảo.

1. Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, những người bị rối loạn tiền đình sau khi được thăm khám và chẩn đoán sẽ được kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc Tây có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng và thời gian quy định sẽ khiến cho bệnh tình phát triển xấu đi, nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ

Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng nếu chưa được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bệnh nhân cũng cần báo ngay với chuyên gia để được xử lý nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình như:

  • Thuốc betahistin, almitrin – raubasin thường sẽ được sử dụng trong các trường hợp bị rối loạn tiền đình giai đoạn cấp tính.
  • Thuốc glucocorticoid có chứa methylprednisolon sẽ được chỉ định cho những đối tượng bị chóng mặt do ảnh hưởng bởi các dây thần kinh tiền đình.
  • Thuốc piracetam, ginkgo biloba,….

2. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng là cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình hiệu quả. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp phục hồi các chức năng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, các triệu chứng của rối loạn tiền đình cũng sẽ được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể.

Người bệnh cần được bổ sung các thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm giàu Folate

Nên cho người bệnh rối loạn tiền đình ăn những thực phẩm giàu Folate như các loại đậu, hạt hướng dương, những loại rau xanh có màu đạm như súp lơ, đậu bắp, cải xanh, mồng tơi, măng tây,…Các thực phẩm này sẽ giúp người bệnh cân bằng được trạng thái tốt hơn, phục hồi chức năng của hệ thống tiền đình.

  • Những loại thực phẩm giàu vitamin B6, C, D

Thực phẩm giàu vitamin B6: Việc thiếu hụt vitamin B6 cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị chứng rối loạn tiền đình. Vì thế, để hạn chế các triệu chứng của bệnh, bạn cần chú ý bổ sung những thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc, cá, chuối, bí ngô, thịt gà, khoai lang, cam, táo,…

Cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Những thực phẩm giàu vitamin B6 như khoai tây, ngũ cốc, cá, chuối, bí ngô, thịt gà, khoai lang, cam, táo,…

Thực phẩm giàu vitamin C: Cơ thể luôn cần được bổ sung vitamin C đúng cách, nếu các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu thường xuyên xuất hiện bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm sau đây để thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày như rau cải, cà chua, chanh, bưởi, đu đủ,…

Thực phẩm giàu vitamin D: Người bệnh cần được cung cấp vitamin D thông qua các thực phẩm như ngũ cốc, sữa, trứng, cá,…để giúp cho các biểu hiện rối loạn tiền đình được kiểm soát tốt hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân rối loạn tiền đình cũng cần phải kiêng một số thực phẩm như:

  • Hạn chế ăn các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều đường, muối.
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện để không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Không sử dụng các loại đồ uống, thực phẩm có chứa cafein vì chúng có thể làm gia tăng triệu chứng ù tai ở người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải bổ sung nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả để bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch.

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp

Bên cạnh những cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình nêu trên thì việc thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng giúp cho bệnh tình cải thiện tốt. Người bệnh cần thực hiện một số điều sau đây:

chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Người bệnh không nên kê cao đầu khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Hạn chế tình trạng đứng lên, ngồi xuống một cách quá đột ngột.
  • Khi ngủ không nên kê gối quá cao sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn và giảm  bớt các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu.
  • Khi nhận thấy cơ thể uất hiện các biểu hiện như chóng mặt, choáng váng, đi đứng không thăng bằng thì nên đứng im hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc.
  • Sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
  • Trong lúc làm việc cần hạn chế ngồi quá lâu, cách khoảng 1 đến 2 tiếng nên đứng dậy đi lại  và vận động nhẹ nhàng.
  • Bệnh nhận càn hạn chế thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao như lái xe, trèo cao,…
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và tập thói quen ngủ trước 23 giờ.
  • Lựa chọn phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu, tránh tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ vừa phải.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao. Người bệnh có thể đi bộ, tập yoga mỗi ngày để kiểm soát bệnh tình tốt hơn.

4. Áp dụng các bài tập thể dục hỗ trợ cho người bị rối loạn tiền đình

Các bài tập thể dục hỗ trợ không chỉ giúp cho người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ù tai mà còn giúp họ tăng cường sức khỏe, phòng tránh những bệnh lý khác. Để chăm sóc người bị rối loạn tiền đình tốt nhất, bạn cần cho họ tập luyện những bài tập sau đây:

chế độ chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Các bài tập lắc lư sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn tiền đình
  • Lắc lư hai bên:

Chuẩn bị ở tư thế thẳng người, lưng áp sát vào gần với tường, hai chân chụm lại gần nhau, tay thả lỏng theo thân người, mắt nhắm chặt, bắt đầu lắc lư tay qua hai bên trái phải. Duy trì động tác trong khoảng 30 giây và mở mắt ra.

  • Lắc lư trước sau:

Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai, 2 tay thả lỏng.

Người bệnh từ từ buôn thẻ người về phía trước và ra sau một cách nhẹ nhàng, trọng lượng cơ thể lúc này sẽ đồn vào gót chân, các ngón chân sẽ rời khỏi sàn. Vai và hông sẽ chuyển động cùng nhau.

Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 phút rồi quay lại trạng thái ban đầu.

  • Dậm chân tại chỗ:

Sau khi kết thúc các bài tập người bệnh nên thực hiện động tác dậm chân tại chỗ để cơ thể thả lỏng. Bạn nên thực hiện thao tác này trong khoảng 3 phút.

5. Chăm sóc người bị rối loạn tiền đình bằng các mẹo dân gian

Những mẹo chữa bệnh dân gian cũng giúp cho các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình được kiểm soát và dần thuyên giảm. Đồng thời, phương pháp này khá an toàn, ít gây tác dụng phụ và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

chăm sóc người bị rối loạn tiền đình
Xoa bóp, massage cũng là cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình hiệu quả

Một số cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình mà bạn có thể áp dụng như:

  • Ngâm chân với nước ấm

Trước khi ngủ người bệnh có thể ngâm châm trong một chậu nước ấm hoặc chậu nước chứa tinh dầu để giúp thư giãn và dễ chịu hơn. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, cải thiện chứng mất ngủ kéo dài. Khi ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, giảm bớt căng thẳng.

  • Xoa bóp, massage

Nếu người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt thì có thể sử dụng tay để xoa bóp vùng trán, sau gáy, đỉnh đầu, hai bên ổ mắt để cải thiện tốt hơn. Thực hiện thao tác khoảng 15 đến 20 phút sẽ thấy các triệu chứng dần thuyên giảm.

  • Day ấn huyệt

Sử dụng bàn tay và các đầu ngón tay để xoa bóp, ấn vào huyệt ấn đường nằm ở giữa 2 lông mày. Hoặc có thể tác động vào huyệt nội quan, huyệt tam âm giao, huyệt hợp cốc. Mỗi huyệt day ấn khoảng 5 đến 10 phút.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được các cách chăm sóc người bị rối loạn tiền đình hiệu quả. Hy vọng sau khi áp dụng các cách này, bệnh nhân sẽ sớm cải thiện được sức khỏe và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *