Trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc và biện pháp xử lý

Trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc là tình trạng đang khá phổ biến hiện nay ở các mẹ bầu. Nó khiến cho các mẹ mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng vì tiếng khóc của trẻ nhỏ, nếu không sớm khắc phục có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tình trạng trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc

Có rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là những trường hợp mẹ mới sinh con đầu lòng sẽ thường liên tưởng đến những hình ảnh đứa con của mình ngoan ngoãn, yên lành ngủ say giấc. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không được giống như tưởng tượng, các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong khoảng 4 tháng đầu đời thường xuyên quấy khóc, bướng bỉnh.

Tình trạng trẻ con khó tính, hay quấy khóc liên tục cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm sau sinh. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý thực hiện dựa trên 8.200 đứa trẻ và bà mẹ sau sinh được 9 tháng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tình trạng trẻ quấy khóc đối với cảm xúc, tâm lý của các bà mẹ.

Trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc
Trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc là tình trạng các mẹ mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng đối với tiếng khóc của trẻ nhỏ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, những bà mẹ có con thường xuyên quấy khóc sẽ dễ gặp phải các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm so với những mẹ có con dễ tính hơn. Điều này cũng cho thấy tình trạng trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc đang ngày càng phổ biến và là mối đe dọa đối với rất nhiều bà mẹ bỉm sữa.

Nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng bệnh này đó chính là sự kỳ vọng quá nhiều của mẹ đối với khoảng thời gian sau khi có bé. Nhiều phụ nữ trước khi sinh con vẫn chưa tìm hiểu hoặc được tư vấn về một số hiện tượng khó tính của trẻ sơ sinh. Do đó, khi bắt gặp tình trạng trẻ quấy khóc, các mẹ sẽ không biết cách để xử lý và dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, cảm xúc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Bên cạnh đó, những lời chê bai hoặc nhận xét từ người ngoài về tính tình khó chiều của con cũng làm cho mẹ bỉm bị ảnh hưởng về tâm lý. Điều này cũng khiến cho các mẹ mất dần niềm tin vào bản thân, cho rằng mình không có khả năng chăm con, nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vì sao trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc?

Tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh rất hay xảy ra. Khóc cũng chính là cách để trẻ có thể báo hiệu cho cha mẹ về những tình trạng cơ thể, cảm xúc bất thường. Một số nguyên nhân mà trẻ thường hay quấy khóc như:

  • Đói bụng: Đây là một trong những lý do khiến cho trẻ quấy khóc. Những trẻ chưa biết nói như trẻ sơ sinh thì tiếng khóc là “vũ khí” để có thể thông báo cho cha mẹ biết về tình trạng đói của mình. Bạn có thể cho bé bú để biết rằng bé có thật sự đói hay không.
  • Tã ướt: Nếu trẻ bắt đầu quấy khóc nhưng không rõ nguyên nhân, bạn nên kiểm tra xem tã của trẻ có bị dơ không.
  • Trẻ buồn ngủ: Khi cơ thể bé trở nên mệt mỏi và muốn chìm vào giấc ngủ thì có thể bé cũng sẽ trở nên cáu gắt, khóc nhiều.
  • Muốn được bế: Trẻ em thường muốn được ôm ấp và quan tâm nhiều hơn. Do đó, khi trẻ khóc cũng có thể là dấu hiệu trẻ muốn được bồng bế, cưng chiều.
  • Muốn được yên tĩnh: Khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường quá ồn ào, ánh sáng mạnh gây khó chịu thì cũng có thể khiến trẻ khóc nhiều.
  • Trẻ bị ốm: Nếu bạn đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu nêu trên mà bé vẫn tiếp tục khóc thì có thể bé đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.
con quấy khóc khiến mẹ trầm cảm
Khóc cũng chính là cách để trẻ có thể báo hiệu cho cha mẹ về những tình trạng cơ thể, cảm xúc của trẻ.

Cách để dỗ con quấy khóc hiệu quả

Để có thể khắc phục được tình trạng trầm cảm sau sinh khi còn thường xuyên quấy khóc, trước tiên các bà mẹ phải biết được cách dỗ con nín khóc. Điều này không chỉ giải quyết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm mà còn giúp cho mẹ hiểu con mình hơn.

Một số phương pháp có thể giúp bé ngưng quấy khóc như:

  • Ôm và xoa dịu trẻ: Hành động ôm ấp cho bé biết được cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh và tạo cho bé cảm giác an toàn. Khi trẻ được nằm trong vòng tay của cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình sẽ giúp bé mau chóng lấy lại bình tĩnh và dần nín khóc.
  • Quấn bé trong một tấm chăn: Đây là một trong các phương pháp giúp hạn chế tình trạng quấy khóc của trẻ, đặc biệt là những bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Cách này cũng giúp cho trẻ ngủ được ngon giấc hơn, tránh tình trạng giật mình.
  • Cho bé ngủ vào ban đêm: Việc cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vào ban đêm. Do đó, tốt nhất bạn nên cho trẻ ngủ khoảng 3 tiếng vào ban ngày và dành thời gian còn lại để tập trung giấc ngủ về đêm.
  • Sắp xếp thời gian ăn của bé: Để tránh tình trạng quấy khóc vì đối, các bậc cha mẹ nên lên thời gian biểu cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đây cũng là một thói quen tốt giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
Trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc
Ôm ấp và vuốt ve con cũng là một trong những cách giúp bé cảm thấy an toàn và nín khóc hiệu quả.

Biện pháp khắc phục tình trạng trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc

Tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bỉm, đồng thời cũng có khả năng cao gây ra những vụ tự sát, sát hại cả con mình. Vì thế, để có thể khắc phục được căn bệnh này, các mẹ bỉm nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể. Từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp để giúp cải thiện tình trạng này.

Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng trầm cảm sau sinh khi con liên tục quấy khóc như:

1. Trị liệu tâm lý

Đây cũng là phương pháp thường xuyên được áp dụng cho các tình trạng trầm cảm sau sinh, đặc biệt là trầm cảm sau sinh xuất phát từ việc con liên tục quấy khóc. Bằng liệu pháp giao tiếp, trò chuyện 1:1 giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh mà các trở ngại trong quá trình dỗ con khóc của mẹ bỉm được cải thiện hiệu quả. Các chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp để giúp cho bệnh nhân dần khắc phục được các tình huống khó khăn, kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả và nhanh chóng.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

2. Dành thời gian cho bản thân

Biết rằng quá trình chăm con chiếm rất nhiều thời gian của các mẹ bỉm. Tuy nhiên để tránh gây căng thẳng, áp lực kéo dài bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian cho bản thân. Điều này không chỉ hỗ trợ tốt cho sự hồi phục sức khỏe tâm lý ở mẹ mà còn giúp trẻ được chăm sóc tốt hơn.

Các mẹ bỉm có thể dành ra khoảng 30 phút để thư giãn, nghe nhạc, chạy bộ, đi bộ hoặc làm những công việc mà mình yêu thích hoặc nghỉ ngơi. Phụ nữ có thể thực hiện các công việc khác trong thời gian bé ngủ hoặc nhờ sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình.

3. Giữ bình tĩnh mỗi khi bé khóc

Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh trước tiếng khóc của trẻ, không nên nóng vội hoặc tỏ ra giận dữ sẽ làm cho trẻ bị hoảng sợ và khiến cho bạn không tìm được lối thoát trong vấn đề này. Do đó, khi đối diện với sự quấy khóc của trẻ, bạn có thể hít thở một hơi thật sâu và nhẹ nhàng ôm bé, sau đó từ từ tìm ra nguyên nhân khiến bé khóc để có thể giúp bé bình tĩnh hơn.

4. Tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh

Nếu bạn đã làm mọi cách nhưng không thể nào thoát ra được những tiếng khóc của trẻ nhỏ, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người thân, đặc biệt là những bà mẹ đã từng trải qua giai đoạn này. Bạn cũng có thể học và tìm hiểu thêm về các lớp dạy về chăm sóc trẻ nhỏ, lớp huấn luyện hậu sản để có thêm nhiều khiến thức bổ ích hơn.

5. Chia sẻ với người khác

Nếu bạn đang gặp trở ngại trong vấn đề nuôi con, đặc biệt là tình trạng quấy khóc của trẻ. Bạn cảm thấy bế tắc, căng thẳng và tuyệt vọng thì việc chia sẻ, tâm sự cùng những người thân thiết là biện pháp rất tuyệt vời. Bạn nên nói ra những vấn đề khó khăn mà mình đang gặp phải để nhận lại những lời khuyên hữu ích.

Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều các trang mạng xã hội của những bà mẹ bỉm sữa. Bạn cũng có thể tìm kiếm và tham gia vào để tâm sự, chia sẻ và đúc kết kinh nghiệm từ những người đã từng trải. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu của những bà mẹ cùng cảnh ngộ.

Các thông tin trên đây đã giúp bạn đọc biết rằng, tiếng khóc của con cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bị trầm cảm sau sinh, đồng thời bài viết đã đưa ra một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, khi rơi vào trạng thái trầm cảm, các mẹ bỉm nên nhanh chóng tìm đến các chuyên gia để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *