Stress dẫn đến buồn nôn: Nguyên nhân và cách xử lý

Stress gây nên những suy nghĩ tiêu cực, khiến cho con người bị rối loạn về cảm xúc, không còn hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh. Bên cạnh đó, buồn nôn cũng là một trong những biểu hiện và kết quả mà stress có thể gây ra.

Nguyên nhân stress dẫn đến buồn nôn

Stress căng thẳng có thể kích thích những cơn buồn nôn và gây ra một số triệu chứng như mắc ói, ói mửa. Thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện cùng một thời điểm trong ngày. Đây cũng được xem là một trong các triệu chứng đặc trưng của chứng căng thẳng, lo lắng quá mức.

Stress dẫn đến buồn nôn
Buồn nôn là một trong các triệu chứng khá phổ biến của chứng căng thẳng, stress

Bởi vì khi bạn bị stress sẽ dẫn đến những rối loạn về các hoạt động của hệ thần kinh, điều này sẽ làm cho người bệnh dần xuất hiện các ảo giác như muốn nôn, mắc ói. Hiện tượng này cũng giúp cho người bệnh cảm thấy được thoải mái hơn, giảm bớt các tình trạng khó chịu, stress.

Bên cạnh đó, stress còn làm cho cơ thể con người bị suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể dần trở nên mệt mỏi, từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hơn so với bình thường. Lâu ngày nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hiện tượng bài xích đồ ăn mỗi khi bạn dung nạp thức ăn vào cơ thể. Hậu quả sẽ gây nên những những cơn đau dạ dày có kèm theo cảm giác buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn xong.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cách xử lý tình trạng stress dẫn đến buồn nôn

Buồn nôn là một trong các triệu chứng thường gặp khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress quá mức. Nếu không phát hiện và xác định được rõ nguyên nhân gây buồn nôn sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Để có thể khắc phục được tình trạng stress dẫn đến buồn nôn thì người bệnh cần áp dụng nhanh chóng các biện pháp sau đây:

1.Phương pháp giảm buồn nôn tạm thời

Khi xuất hiện các cơn buồn nôn do stress, bạn nên áp dụng các mẹo sau đây để có thể làm thuyên giảm triệu chứng này một cách tạm thời.

Stress dẫn đến buồn nôn
Hít thở sâu kết hợp với ngồi thiền sẽ giúp bạn nhanh chóng thoáng khỏi chứng buồn nôn do stress
  • Ngồi dậy hoặc di chuyển: Các chuyên gia thường khuyên rằng không nên nằm ngay sau khi vừa ăn xong. Cũng bởi khi nằm thẳng, dịch trong dạ dày sẽ dần tăng cao và gây nên tình trạng buồn nôn. Vì thế, khi nhận thấy các cơn buồn nôn xuất hiện bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng hoặc hơi ngả người ra sau để hạn chế triệu chứng này.
  • Chườm mát: Để giảm nhanh triệu chứng buồn nôn do stress gây ra bạn nên dùng một cái khăn mát để chườm lên phần sau gáy.
  • Hít thở sâu: Đây là biện pháp có thể mang lại hiệu quả rất tốt cho tình trạng stress dẫn đến buồn nôn. Người bệnh có thể kết hợp việc hít thở với phương pháp thiền để giúp tinh thần được thư giãn và nhẹ nhàng hơn.
  • Hạn chế mất nước: Thông thường tinh trạng buồn nôn sẽ làm cho bạn không thể ăn uống, dẫn đến cơ thể bị mất nước. Vì thế, nếu bạn đang bị buồn nôn hãy bổ sung nước nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng uống quá nhiều nước vào 1 lần sẽ gây đầy bụng.
  • Bấm huyệt: Những huyệt ở cổ tay, giữa hai gân lớn khi được tác động sẽ giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này cần được các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện hoặc người bệnh cần có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên gia để thực hiện đúng động tác.

2. Cách điều trị tình trạng căng thẳng, stress

Stress là một trong các trạng thái tâm lý thường gặp của con người khi phải chịu quá nhiều áp lực hoặc đối diện với những sự việc đe dọa nguy hiểm. Tình trạng này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Do đó, để giúp giải tỏa căng thẳng, stress hạn chế triệu chứng buồn nôn bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Stress dẫn đến buồn nôn
Khi gặp tình trạng stress dẫn đến buồn nôn bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng phương pháp.
  • Sắp xếp công việc: Để hạn chế được những áp lực từ công việc, học tập bạn nên sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý. Tránh cố gắng làm việc quá sức, nên dành ra thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi để cuộc sống được cân bằng tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống: Một thực đơn ăn uống lành mạnh cũng góp phần điều trị và ngăn chặn tình trạng căng thẳng. Bạn cần bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cho cơ thể. Đồng thời hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hợp, bia rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Thường xuyên vận động: Các chuyên gia cho biết rằng việc vận động thường xuyên sẽ giúp não bộ được bảo vệ tốt hơn, các hormone hạnh phúc cũng được sản sinh để giúp tâm trạng con người được ổn định và cân bằng tốt hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với tâm trạng của con người. Khi bạn ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng, hạn chế được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Chia sẻ và tâm sự: Khi gặp bất kì khó khăn nào trong gia đình, công việc, cuộc sống bạn cũng nên học cách chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh mình. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nói ra được những khúc mắc trong lòng. Đồng thời những người thân yêu cũng sẽ giúp bạn đưa ra nhiều hướng giải quyết, hỗ trợ bạn tránh khỏi những căng thẳng áp lực.
  • Liệu pháp tâm lý trị liệu: Đối với những trường hợp stress dẫn đến buồn nôn kéo dài bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Bằng liệu pháp trò chuyện mà các chuyên gia sẽ dần tháo gỡ các khúc mắc, khó khăn của bệnh nhân và giúp họ tìm được hướng giải quyết tốt hơn. Một số trường hợp bệnh nặng cũng có thể được chỉ định sử dụng chung với các loại thuốc hỗ trợ.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Stress dẫn đến buồn nôn là một hiện tượng khá phổ biến mà hầu như những ai đang gặp căng thẳng, áp lực kéo dài cũng xuất hiện triệu chứng này. Khi xuất hiện tình trạng buồn nôn và xác định được nguyên nhân cụ thể bạn nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp hỗ trợ tạm thời và tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *