Mối liên hệ giữa chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo

Trong nhiều năm qua, các nhà tâm lý học cũng luôn bị thu hút bởi mối liên hệ mơ hồ giữa chứng rối loạn lưỡng cực với sự sáng tạo. Thực tế cho thấy, đã có không ít các trường hợp những nghệ sĩ, diễn viên, người làm nghệ thuật nổi tiếng đã chia sẻ về việc học mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực.

rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh tâm thần với 2 trạng thái đặc trưng là hưng cảm và trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một chứng rối loạn tâm thần mãn tính với sự đặc trưng là tình trạng biến đổi cực độ về tâm trạng. Trạng thái tâm lý sẽ bị chen lẫn bởi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mà bản thân người bệnh không thể khống chế. Có lúc họ cảm thấy cực kì vui vẻ, tràn đầy năng lượng và hạnh phúc (giai đoạn hưng cảm) nhưng cũng có khi lại rơi vào sự bế tắt, tuyệt vọng, mệt mỏi và buồn bã đến cực độ (giai đoạn trầm cảm). Sự biến đổi tâm trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nó có thể xuất hiện vài lần trong một tuần hoặc chỉ một số lần trong năm.

Theo nghiên cứu, rối loạn lưỡng cực có nhiều loại khác nhau. Các nhà khoa học cũng đã tìm hiểu và phân thành 3 loại cụ thể như:

  • Rối loạn lưỡng cực I: Những trường hợp mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực loại I thì sẽ có tối thiểu 1 giai đoạn hưng cảm và giai đoạn này có thể xuất hiện trước hoặc sau một giai đoạn trầm cảm nặng. Tuy nhiên, trầm cảm không bắt buộc đối với loại rối loạn lưỡng cực này.
  • Rối loạn lưỡng cực II: Với loại rối loạn này thì người bệnh sẽ có 1 hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm nặng, mỗi giai đoạn sẽ kéo dài tối thiểu trong 2 tuần. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ có 1 hoặc nhiều giai đoạn hưng cảm kéo dài liên tục trong ít nhất 4 ngày. Khi rơi vào giai đoạn hưng cảm, người bệnh sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống, dễ bị kích động và khá bốc đồng. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ có biểu hiện ít nghiêm trọng hơn so với những triệu chứng có liên quan đến giai đoạn hưng cảm.
  • Rối loạn Cyclothymic: Được biết, các trường hợp người bệnh mắc phải loại rối loạn cyclothymic hay cyclothymia sẽ trải qua những giai đoạn hưng cảm và trầm cảm trong suốt 2 năm hoặc thậm chí có thể nhiều hơn. Tuy nhiên, những sự biến đổi trong tâm trạng sẽ nhẹ hơn so với các loại rối loạn lưỡng cực I và II.

Tuy rằng rối loạn lưỡng cực được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng trong thực tế hầu hết các trường hợp mắc chứng rối loạn lưỡng cực đều có những biểu hiện và triệu chứng tương tự nhau. Cụ thể một số dấu hiệu giúp nhận biết như sau:

1. Phiền muộn

  • Tâm trạng buồn chán, cảm giác đau khổ, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống, tương lai.
  • Mất hứng thú đối với hầu hết các hoạt động xảy ra xung quanh, kể cả những điều bản thân đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Thường xuyên lo lắng, bất an, hoảng sợ và hay cáu kỉnh.
  • Mất tập trung, suy giảm sự chú ý, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
  • Trí nhớ bị suy giảm đáng kể, quên trước quên sau.
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống vô độ.
  • Suy nghĩ tiêu cực, thường nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

2. Mania

  • Tâm trạng trở nên phấn khích, cảm giác hạnh phúc, vui vẻ quá mức trong thời gian kéo dài.
  • Bị mất khả năng tập trung.
  • Cảm thấy vô cùng khó chịu, bực tức trong người.
  • Nói nhanh, nói liên tục và nói rất nhiều chủ đề. Trong một cuộc trò chuyện, họ có thể thay đổi chủ đề nhanh chóng và có những suy nghĩ chạy đua trong lời nói.
  • Hoạt động không ngừng nghỉ, tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhau hoặc những dự án, kế hoạch mới.
  • Có cảm giác bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên.
  • Ngủ ít hoặc thậm chí là hoàn toàn không ngủ.
  • Có những hành vi bốc đồng, dễ kích động hoặc có khả năng cao tham gia vào các hoạt động nguy hiểm.

3. Hypomania

Những triệu chứng hưng cảm của người bệnh vẫn giống với bình thường nhưng sẽ có sự khác nhau theo 2 chiều:

  • Sự biến đổi tâm trạng thường biểu hiện ở mức độ nhẹ, không đủ nghiêm trọng và làm ảnh hưởng lớn đối với các sinh hoạt đời sống và khả năng thăm khám những hoạt động của người bệnh.
  • Trong giai đoạn hưng cảm hoàn toàn không có sự xuất hiện của triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác).

Có tồn tại mối quan hệ giữa rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo không?

Mối quan hệ giữa chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo luôn là đề tài khiến cho nhiều nhà tâm lý học quan tâm và cố gắng để tìm ra câu trả lời chính xác. Kết quả của một vài cuộc nghiên cứu gần đây đã nhận thấy rằng, những người có khuynh hướng bị rối loạn lưỡng cực liên quan đến di truyền sẽ có nhiều khả năng bộc lộ sức sáng tạo cơn hơn so với bình thường, nhất là trong lĩnh vực làm nghệ thuật, nơi thỏa sức sáng tạo và sử dụng các kỹ năng ngôn từ.

Vào năm 2015, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện một cuộc nghiên cứu về chỉ số IQ của hơn 2.000 đứa trẻ 8 tuổi. Sau đó sẽ bắt đầu đánh giá chúng ở độ tuổi từ 22 đến 23 về những đặc điểm của hưng cảm. Kết quả nhận thấy rằng, chỉ số IQ vào lúc còn nhỏ có mối liên hệ với những dấu hiệu, triệu chứng rối loạn lưỡng cực khi chúng trưởng thành. Cũng chính vì thế mà các nhà khoa học tin rằng, yếu tố và các đặc điểm di truyền có liên quan đến chứng rối loạn lưỡng cực có thể giúp mang lại những sự hữu ích nhất định, điển hình là phát triển khả năng sáng tạo.

rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Họa sĩ Vincent Van Gogh đã từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Theo đó, một số nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm ra được mối liên hệ cụ thể của di truyền, rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo. Cũng vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích DNA của khoảng 86.000 người với mục đích tìm kiếm những gen có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển chứng tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Đồng thời, họ cũng chú ý xem những cá nhân này có đang hoặc đã tham gia vào các công việc có liên quan đến lĩnh vực cần sáng tạo hay không. Chẳng hạn như âm nhạc, diễn xuất, hội hoại, khiêu vũ, viết lách. Sau đó, họ nhận thấy rằng những người sáng tạo có khả năng sở hữu những loại gen liên quan đến rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, tỉ lệ cao chiếm khoảng 25% so với những người không có sức sáng tạo.

Vậy tại sao rối loạn lưỡng cực lại có mối quan hệ với sự sáng tạo. Về vấn đề này, Tiến sĩ Redfield cho biết rằng, sự hưng phấn của hưng cảm có thể kích thích sự kết nối nhiều hơn ở não bộ. Tiến sĩ đã bắt đầu nghiên cứu về chứng rối loạn lưỡng cực vào những năm 90 và khám phá ra rất nhiều điều thú vị:

  • Khi tâm trạng ở trạng thái mãnh liệt, hưng phấn sẽ giúp kích thích quá trình sáng tạo của não bộ. Trong những giai đoạn hưng cảm, nguồn năng lượng, sự nhiệt huyết, tự tin sẽ được gia tăng mạnh mẽ. Cũng giống như thế, não bộ cũng sẽ trải qua những sự thay đổi nhất định về tốc độ suy nghĩ, khả năng lớn hơn để có thể tạo nên những hiệp hội, tạo ra những ý tưởng, sáng kiến mới mẻ.
  • Hưng cảm sẽ giúp người bệnh cảm thấy được tự do hơn bao giờ hết và chính lúc này học cho phép bản thân vượt qua khỏi những khuôn khổ, chuẩn mực để thử nghiệm những điều mới lạ. Họ chấp nhận và sẵn sàng bỏ qua một thế giới u ám để tìm kiếm cho mình một thế giới với nhiều hi vọng, nhiều khả năng hơn.
  • Những người bước vào giai đoạn hưng cảm hoặc hypomaia của rối loạn lưỡng cực dường như không còn nhu cầu để nghỉ ngơi, họ cảm thấy không buồn ngủ bởi sự bao trùm của cảm giác hạnh phúc, hưng phấn. Trong giai đoạn này, con người sẽ cố gắng để kiếm nén những nỗi buồn bã, chán nản để nổ lực thúc đẩy hơn nữa quá trính sáng tạo.

Tuy nhiên, có một điều cần nhớ và luôn được nhấn mạnh trong tất cả các cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo, đó chính là không phải bất kì người bệnh nào đều có khả năng sáng tạo và ngược lại, không phải ai sở hữu sự sáng tạo đều bị rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, giữa gen dẫn đến rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo của một người dường như có mối liên hệ và tương tác lẫn nhau.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về mối quan hệ giữa chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *