Cách Kiểm Soát Và Giải Tỏa Các Cảm Xúc Tiêu Cực

Cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Những cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực được tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và sự lạc quan vốn có.

bí quyết kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Hãy học cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

10 Cách giải tỏa và kiểm soát cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Cảm xúc tiêu cực thường xảy ra khi cơ thể phải đối mặt với áp lực, sự kiện gây sang chấn, hoặc một số vấn đề không mong muốn. Chúng khiến ta tức giận, căng thẳng, tuyệt vọng, bi quan, chán nản,…

Cảm xúc tiêu cực khiến bạn đánh mất đi ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi người nên học cách loại bỏ những điều tiêu cực, hướng đến thái độ sống tích cực.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

1. Chấp nhận cảm xúc của bản thân

Khác với suy nghĩ, cảm xúc không có đúng hay sai. Vì vậy, khi cảm nhận được cảm xúc tiêu cực không có nghĩa là chúng ta đang thực sự có vấn đề.

Về cơ bản, những cảm xúc tiêu cực là một phần của cuộc sống. Do đó, việc đầu tiên để kiểm soát cảm xúc tiêu cực là bạn phải chấp nhận chúng.

Khi đã chấp nhận, bạn mới có thể thả lỏng bản thân và tìm cách giải tỏa tâm trạng. Thực tế, rất nhiều người không chấp nhận bản thân đang cảm thấy căng thẳng, ganh ghét, đố kỵ,…

Sự cố chấp này khiến những cảm xúc tiêu cực có xu hướng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

2. Thả lỏng và hít thở sâu giúp kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Khi đối mặt với áp lực và những vấn đề không mong muốn, ngay lập tức bạn sẽ có những cảm xúc tiêu cực như lo âu, căng thẳng, phiền muộn, bi quan, ganh ghét, đố kỵ,…

Lúc này, bạn cần thả lỏng cơ thể, đặc biệt là tay, chân và vùng vai. Sau đó, có thể tìm nơi yên tĩnh để hít thở sâu. Lượng oxy lớn sẽ giúp cải thiện việc loạn nhịp tim, tăng thân nhiệt và nghẹn thở.

Sau một vài phút, cả tâm trí và cơ thể sẽ trở về trạng thái cân bằng, từ đó giúp xoa dịu phần nào những cảm xúc tiêu cực.

giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Thả lỏng cơ thể và hít thở sâu là cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Ngoài cách hít thở sâu thông thường, bạn có thể học kỹ thuật hít thở bằng bụng. Kỹ thuật này đưa oxy vào sâu bên trong cơ thể nhằm cung cấp đủ oxy cho phổi và hỗ trợ điều hòa nhịp tim.

Ngoài kiểm soát cảm xúc tiêu cực, hít thở bằng bụng cũng cải thiện các triệu chứng căng thẳng, tức giận như đau dạ dày, đầy bụng, đổ mồ hôi, tay chân lạnh, choáng đầu,…

Xem thêm: Bài tập hít thở giúp loại bỏ căng thẳng đơn giản nhanh chóng

3. Chia sẻ vấn đề với bạn bè, người thân

Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện do áp lực về tài chính, công việc, tình cảm. Do đó để giải tỏa, bạn nên chia sẻ vấn đề với người thân và bạn bè.

Khi chia sẻ, bạn có thể giãi bày hết những gì bản thân đang suy nghĩ và cảm nhận. Điều này sẽ giúp bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

Dù không thể loại bỏ hẳn những cảm xúc tiêu cực, nhưng việc chia sẻ với người khác sẽ giúp vơi bớt những suy nghĩ và cảm xúc bi quan.

Những người luôn giữ kín mọi chuyện trong lòng sẽ luôn ngột ngạt, nặng nề, mệt mỏi và u uất. Cảm xúc tiêu cực dần nhấn chìm những cảm xúc tích cực và suy nghĩ lạc quan.

4. Tập thể dục cường độ vừa phải

Hoạt động thể dục thể thao thúc đẩy sản sinh hormone endorphin và serotonin. Các hormone này mang đến cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc và vui vẻ, đồng thời có thể giảm sự chán nản và tức giận.

Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng giúp bạn lấy lại sự hứng khởi và mang đến nguồn năng lượng tràn trề. Các cơ bắp sẽ được thư giãn, từ đó giảm tình trạng căng cơ và đau nhức cơ thể.

vượt qua cảm xúc tiêu cực
Tập thể dục với cường độ vừa phải tốt cho sức khỏe

Nếu muốn kiểm soát cảm xúc tiêu cực, bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải. Tập thể dục giúp giải tỏa uất ức, căng thẳng, tức giận và phẫn nộ.

5. Dành thời gian nghỉ ngơi cũng giúp kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Khi bị chi phối bởi những cảm xúc tức giận, đố kỵ, buồn chán, căng thẳng,… bạn có thể có những câu nói và hành vi không phù hợp, thậm chí gây tổn thương người khác.

Để tránh những tình huống không mong muốn, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Nếu được hãy ngủ một giấc thật sâu. Sau khi nghỉ ngơi, những cảm xúc tiêu cực sẽ được giải tỏa ít nhiều.

Đối với những người bị căng thẳng, nghỉ ngơi còn giúp điều hòa nhịp thở, huyết áp. Sau khi nghỉ ngơi, bạn sẽ có nguồn năng lượng dồi dào để vượt qua những nhiệm vụ và khó khăn trong công việc.

6. Sử dụng một số loại trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt rất tốt cho người căng thẳng. Thưởng thức một tách trà nóng với hương thơm nhẹ nhàng là cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt.

Đa phần các loại thảo mộc đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Do đó, sử dụng các loại trà này phần nào có thể tiêu trừ gốc tự do trong não bộ và cân bằng các yếu tố nội sinh.

Cảm xúc tiêu cực có thể làm tăng sản sinh các gốc tự do, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Vì vậy, uống trà thảo mộc vừa giải tỏa tâm trạng, vừa bảo vệ sức khỏe toàn diện.

cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Sử dụng trà thảo mộc sẽ hạn chế sự buồn bã, chán nản, căng thẳng,…

Một số loại trà thảo mộc có thể giải tỏa các cảm xúc tiêu cực bao gồm trà quế, trà cam, trà nghệ, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà mật ong,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại trà chứa caffeine như trà xanh, trà đen vào buổi sáng. Thức uống này giúp giải tỏa tâm trạng, tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc.

7. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực bằng các loại thực phẩm

Một số loại thực phẩm có thể kích thích cơ thể tạo ra hormone serotonin, endorphi, mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn như:

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa một lượng lớn tryptophan. Axit amin này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh trong não mang đến cảm giác thư giãn, lạc quan và vui vẻ.

Vì vậy khi bị stress, bạn nên dùng các món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt để điều chỉnh cảm xúc.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có trong nhiều loại trái cây như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, lựu,… Loại vitamin này được biết đến với lợi ích tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Đặc biệt, bổ sung vitamin C có thể giảm các hormone gây stress và cải thiện tâm trạng rõ rệt.

Thực phẩm chứa Omega 3

Omega 3 là axit béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe tim mạch, não bộ và xương khớp. Loại axit béo này còn có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng và giúp ổn định tâm trạng.

Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn)

Thực phẩm giàu lợi khuẩn cũng có thể giảm stress và giảm mệt mỏi. Vì vậy để vực dậy tinh thần, bạn có thể bổ sung sữa chua, kim chi,… vào bữa ăn.

Bạn cũng nên hạn chế đồ uống chứa cồn, thực phẩm giàu chất béo bão hòa và đường. Các loại thực phẩm và đồ uống này có thể gia tăng mức độ lo âu, căng thẳng và bi quan.

8. Tìm kiếm các cảm xúc tích cực

Cách tốt nhất để giải tỏa, kiểm soát cảm xúc tiêu cực là hướng đến sự tích cực. Hãy tìm những niềm vui, sự lạc quan và hứng thú từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống.

Thay vì chỉ tập trung về những vấn đề gây ra cảm xúc tiêu cực, bạn hãy chú ý đến những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.

Ví dụ như hình ảnh một em bé đang vô tư nô đùa, bầu trời trong xanh, cây cỏ đang rung rinh trước gió, hay chỉ đơn giản là được ở trong không gian yên tĩnh, và thưởng thức ly cà phê thơm nồng.

thoát khỏi cảm xúc tiêu cực
Tìm kiếm niềm vui từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống

Niềm vui không chỉ đến từ những thành tựu to lớn mà bắt nguồn từ những điều rất nhỏ nhoi. Luôn tìm kiếm niềm vui từ những điều nhỏ nhất giúp bạn trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn.

9. Viết nhật ký là cách tốt để kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Viết nhật ký giúp bạn ghi lại những cảm xúc và cách nhìn nhận về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Ngoài những biện pháp trên, đây cũng là cách giải tỏa và kiểm soát cảm xúc tiêu cực hiệu quả.

Khi ghi chép, bạn có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận và giải tỏa sự tức giận qua con chữ mà không gây tổn thương người khác.

Việc viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân giữ cho tâm trí bình lặng. Qua đó chúng ta có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực và cải thiện sức khỏe tâm thần.

Với nhiều lợi ích mang lại, viết nhật ký là thói quen tốt bạn nên duy trì. Hiện nay, các chuyên gia thường xuyên khuyến khích bệnh nhân bị stress, rối loạn lo âu và trầm cảm viết nhật ký hằng ngày.

Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe, viết nhật ký còn giúp tăng khả năng sáng tạo, loại bỏ tư duy rập khuôn và cải thiện trí nhớ.

10. Áp dụng một số liệu pháp thư giãn

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng một số liệu pháp thư giãn như:

giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Bạn cũng có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực bằng cách áp dụng liệu pháp mùi hương
  • Liệu pháp mùi hương: Các mùi thương tự nhiên như quế, vỏ cam, bạc hà, táo,… đều có thể giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và mang đến cảm giác vô cùng thoải mái.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu. Do đó phương pháp này có thể giải tỏa những phiền muộn, căng thẳng trong cuộc sống, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Đọc sách/ nghe nhạc: Sau khi tắm nước ấm, bạn có thể đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn. Việc này cũng giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả.

Những cảm xúc tiêu cực là một phần của cuộc sống. Chúng sẽ không gây ảnh hưởng xấu nếu bạn biết cách kiểm soát và giải tỏa.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng những chia sẻ trên, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực. Từ đó, bạn sẽ có lại nguồn năng lượng dồi dào và sự hứng thú, lạc quan trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *