Thuốc Tranylcypromine: Tác dụng và chỉ định từ bác sĩ

Thuốc Tranylcypromine giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm thông qua cơ chế gia tăng nồng độ các amin monoamine oxidase (MAO) trong hệ thần kinh trung ương. Thuốc thường được chỉ định cho những người trầm cảm nặng, những bệnh nhân đã dùng một số loại thuốc trước đó nhưng không mang lại tác dụng như mong đợi. Việc dùng thuốc sẽ hoàn toàn do bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Giới thiệu chung về thuốc Tranylcypromine

Mặc dù các chưa thể xác định chính xác cơ chế của trầm cảm, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra có những bất thường về các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Việc thiếu hụt hoặc mất cân bằng hóa chất thần kinh có mối liên kết mạnh mẽ với những cảm xúc tiêu cực, mất năng lượng, tuyệt vọng, khó ngủ, gia tăng căng thẳng và dễ kích động hơn ở những đối tượng này.

Thuốc Tranylcypromine
Thuốc Tranylcypromine được chỉ định để điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương

Hầu hết các nhóm thuốc dùng trong điều trị trầm cảm hiện nay đều nhằm mục tiêu phục hồi hoặc cân bằng các hóa chất trong não bộ. Thuốc Tranylcypromine chính là một trong những loại thuốc này, được chỉ định với công dụng chính là ức chế không chọn lọc và ngăn không đảo ngược chất dẫn truyền thần kinh monoamine oxidase (MAO).

Thành phần và cơ chế hoạt động

Tranylcypromin là thành phần chính có trong thuốc Tranylcypromine điều trị trầm cảm. Thành phần này đã được bắt đầu nghiên cứu và tổng hợp từ năm 1948, và được cho rằng có tính chất giống amphetamine – một chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Đến năm 1959, tính chất ngăn chặn MAO của Tranylcypromin mới được phát hiện và bắt đầu ứng dụng trong điều trị trầm cảm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Theo đó, các nghiên cứu cho rằng lượng monoamine trong hệ thần kinh trung ương thấp có mối liên quan đến trầm cảm. Trong khi đó Tranylcypromin có khả năng ngăn chặn không chọn lọc và ức chế đảo ngược monoamine oxidase , kích thích amin này giải phóng nhiều hơn, nhờ đó có thể giảm dần các triệu chứng trầm cảm.

Thuốc Tranylcypromine chất ức chế monoamine oxidase không chọn lọc (MAOI) và được đánh giá là có các chỉ số điều trị khá ổn so với các thuốc cùng nhóm đã được điều chế trước đó. Thuốc đã bắt đầu được đưa vào thị trường Anh từ năm 1960 nhưng đến 1961 mới được chấp thuận cho phép sử dụng tại Hoa Kỳ để điều trị cho bệnh nhân trầm cảm.

Mặc dù vậy, đã có giai đoạn thuốc Tranylcypromine không được phép sử dụng bởi xuất hiện một số bệnh nhân tử vọng do các tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng huyết áp và  xuất huyết nội sọ. Do đó vào tháng 2 năm 1964 thuốc đã bị yêu cầu ngưng sử dụng ở một số quốc gia. Tuy nhiên đến cuối năm 1964, thuốc được nghiên cứu và đưa ra các cảnh báo mới, hạn chế đối tượng người dùng nên được cho phép sử dụng lại.

Chỉ định

Do có một số hạn chế về tác dụng phụ nên thuốc Tranylcypromine không được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân trầm cảm. Thuốc được xem xét và chỉ định trong các trường hợp sau

  • Bệnh nhân trầm cảm nặng
  • Trầm cảm không điển hình, bao gồm có cả dấu hiệu lo âu
  • Người điều trị trầm cảm bằng các loại thuốc ( chẳng hạn TCAs, SSRIs hoặc bupropion) trước đó nhưng không mang đến tác dụng như mong muốn

Thuốc cũng có thể dùng để điều trị hay cải thiện một số vấn đề khác không có trên bao bì tuy nhiên cần có chỉ định từ bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Thuốc Tranylcypromine thuộc nhóm thuốc kê đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, được khuyến khích uống trực tiếp với nước lọc, không nên nhai, nghiền hay sử dụng chung với các loại nước, loại thực phẩm khác để đảm bảo tác dụng dược lý.

Thuốc Tranylcypromine
Liều lượng thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân do bác sĩ chỉ định

Liều lượng sử dụng thuốc sẽ được chỉ định khác nhau tùy tình trạng của người bệnh dựa trên chẩn đoán từ bác sĩ chuyên môn. Liều dùng thuốc Tranylcypromine phổ biến được chỉ định như sau

  • Liều bắt đầu: Dùng 30mg/ ngày, chia làm 1- 2 lần trong 2- 3 tuần
  • Liều duy trì: Tăng lên 10mg/ ngày, duy trì liên tục trong 1- 3 tuần
  • Liều tối đa: 60mg/ ngày chia làm nhiều lần

Bác sĩ sẽ xem xét những cải thiện để đảm bảo người bệnh đáp ứng tốt với thuốc, sau đó mới xem xét tăng/ giảm liều thuốc phù hợp. Trong trường hợp ngừng uống, liều thuốc sẽ giảm dần đến mức tối thiểu trước khi cắt thuốc hoàn toàn. Bác sĩ cũng thường khuyến khích người bệnh dùng thuốc Tranylcypromine với 1 ly nước đầy, nên dùng ban ngày ( sáng và chiều), tránh dùng ban đêm vì có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn.

Tác dụng phụ thuốc Tranylcypromine

Thuốc Tranylcypromine có thể gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của người dùng nên cần được xem xét kỹ lưỡng từng đối tượng trước khi chỉ định. Những tác dụng phụ phổ biến thường gặp bao gồm

  • Mất ngủ và lo lắng ( vì thực tế Tranylcypromin có tính chất như một chất kích thích)
  • Gia tăng trạng thái bồn chồn, kích động, cáu gắt, khó chịu
  • Lú lẫn, mất phương hướng, có thể dễ té ngã hoặc gây tai nạn nếu
  • Một số vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn táo bón, tiêu chảy, khó tiêu..
  • Tăng huyết áp dẫn tới đau đầu, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu
  • Khô miệng, ăn uống kém ngon
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện thấy các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc Tranylcypromine

  • Sốt cao, co giật hoặc có dấu hiệu tê cứng toàn thân
  • Nhịp tim bất thường, đau tức ngực, khó thở
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Chân tay sưng bất thường
  • Lú lẫn, mê sảng, co giật

Thận trọng

Bác sĩ sẽ xem xét một số vấn đề về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và các chỉ số sinh huyết khác trước khi chỉ định dùng thuốc. Thuốc Tranylcypromine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên bác sĩ vẫn phải xem xét giữa những mặt lợi và hại để đảm bảo chỉ định dùng thuốc phù hợp,  đặc biệt khi người bệnh đã dùng các nhóm thuốc trước đó nhưng không mang lại tác dụng tốt.

Thuốc Tranylcypromine
Không sử dụng cho người mẫn cảm với thuốc vì có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Những đối tượng sau không nên dùng thuốc Tranylcypromine

  • Người có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của viên uống
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người đang có dự định mang thai cũng cần thông báo với bác sĩ để có thể điều chỉnh phù hợp
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch máu não hoặc tim mạch nặng
  • Người mắc bệnh u tủy thượng thận
  • Bệnh nhân gặp các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp
  • Người có tiền sử các vấn đề về gan, chẳng hạn viêm gan hay tăng men gan
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu
  • Người có tiền sử động kinh hay co giật
  • Thận trọng khi dùng thuốc Tranylcypromine cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực để cải thiện các giai đoạn trầm cảm vì có thể làm tăng giai đoạn hưng cảm hoặc hỗn hợp
  • Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường vì có thể làm hạ đường huyết nghiêm trọng hơn
  • Người có dự định thực hiện các phẫu thuật trong thời gian gần sắp tới cũng cần thông báo trước cho bác sĩ
  • Không sử dụng đồng thời với một số loại thuốc, bao gồm các nhóm thuốc chống trầm cảm khác ( như  SSRI, SNRI, TCA) hay các thuốc nhóm MAOI khác; thuốc gây mê; Insulin và thuốc trong điều trị đái tháo đường..

Bên cạnh đó, thuốc Tranylcypromine còn cần phải thận trọng khi sử dụng đồng thời với các loại thực phẩm sau

  • Bia, rượu, đồ uống có cồn
  • Chất kích thích, chẳng hạn như ma túy hay thuốc lá
  • Các nhóm thực phẩm có lượng tyramine cao, chẳng hạn phô mai,  cá trích ngâm, cá cơm, gan động vật, socola, sữa chua, chuối, quả mâm xôi
  • Các thực phẩm lên men như dưa cải muối, kim chi; các loại trái cây quá chín cũng là nhóm thực phẩm lên men cần tránh
  • Các dạng thức ăn nhanh và muối khô, chẳng hạn thịt sấy, xúc xích hun khói

Điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng thuốc Tranylcypromine quá liều?

Thực tế việc dùng quá liều bất cứ loại thuốc nào quá liều cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và kết quả điều trị. Quá liều khi dùng thuốc Tranylcypromine có thể gây ra các vấn đề sau

  • Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng
  • Sốt cao, đổ mồ hôi
  • Ảo giác, kích động, mê sảng
  • Ngất xỉu
  • Huyết áp bất thường, nhịp tim bất thường
  • Co giật cơ xương, co cứng cục bộ

Cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hay bệnh viện gần nhất nếu phát hiện các triệu chứng lạm dụng thuốc quá mức. Một số người bệnh có thể tự ý tăng liều để mong hiệu quả tốt hơn, tuy nhiên cũng có những người cố tình uống thuốc quá mức vì các mục đích tiêu cực khác. Phát hiện người ngộ độc do lạm dụng thuốc quá muộn có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Người dùng thuốc Tranylcypromine quá mức cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để rửa ruột, bù dịch cùng một số biện pháp để ngăn chặn nguy hiểm. Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện bất thường ngay khi phát hiện, nôn nói quá nhiều cần liên hệ sớm với bệnh viện để hướng dẫn  kích nôn kịp thời, tránh gây sặc phổi có thể dẫn tới khó thở sẽ nguy hiểm hơn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Tranylcypromine

Việc dùng thuốc Tranylcypromine vẫn còn rất nhiều hạn chế bởi các tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc, đồng thời thuốc cũng có nguy cơ gây nghiện nếu lạm dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên xét về các hiệu quả mà thuốc đem lại, bác sĩ vẫn cần chỉ định để nhanh chóng cân bằng các hóa chất trong não bộ, cải thiện nhanh trầm cảm và ngăn chặn các hệ lụy nghiêm trọng khác từ trầm cảm kéo dài.

Thuốc Tranylcypromine
Trao đổi chi tiết với bác sĩ về cách dùng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ gặp phải

Để đảm bảo dùng thuốc hiệu quả và hạn chế các phản ứng phụ khác khi dùng thuốc Tranylcypromine, cần chú ý những vấn đề sau

  • Thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tình trạng của bản thân, bao gồm cả tiền sử bệnh lý, đơn thuốc sử dụng gần đây, dự định phẫu thuật hay chữa bệnh trong tương lai gần
  • Thực hiện đúng theo chỉ định về liều lượng, cách sử dụng thuốc từ bác sĩ
  • Khi cần sử dụng thuốc với một thuốc khác hay muốn tăng/ giảm liều nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ
  • thuốc Tranylcypromine có thể bắt đầu phát huy tác dụng sau 2- 4 tuần, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng
  • Nên uống thuốc với một ly nước lớn, sử dụng trong một khung giờ nhất định
  • Không nên sử dụng thuốc đồng thời với thực ăn do có thể làm tăng nguy cơ tương tác với các chất khác
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Duy trì chế độ ăn kiêng hợp lý, nên trao đổi thêm với bác sĩ
  • Kết hợp với luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày
  • Kết hợp đồng thời với chăm sóc, trị liệu tâm lý để mang lại hiệu quả tốt nhất bởi thuốc không thể loại bỏ được hoàn toàn trầm cảm

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thuốc Tranylcypromine được dùng cho bệnh nhân trầm cảm nặng, khi mà các loại thuốc trước đó không mang đến cải thiện đáng kể cho người bệnh. Do đó người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ, kết hợp cùng chế độ sinh hoạt khoa học,m nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là học cách suy nghĩ tích cực, mở lòng chia sẻ nhiều hơn để sớm thoát khỏi bóng đen tâm lý do trầm cảm gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *