Thuốc Moclobemide chống trầm cảm, lo âu: Tác dụng và liều dùng

Thuốc Moclobemide thường được chỉ định để chống trầm cảm, lo âu khi một số loại thuốc điều trị trước đó không mang đến hiệu quả như mong đợi. Thuốc có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc điều hòa giấc ngủ và ổn định cảm xúc để tâm trạng người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên việc dùng Moclobemide vẫn có thể kèm theo một vài tác dụng phụ không mong muốn nên cần thực sự thận trọng.

Giới thiệu chung về thuốc Moclobemide

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm với các thành phần dược lý và cơ chế hoạt động khác nhau. Mục tiêu chung của các loại thuốc dùng trong điều trị trầm cảm, lo âu chính là cân bằng một số hóa chất trong não bộ, có thể kết hợp với tác dụng an thần để tâm trí được xoa dịu và nhanh phục hồi năng lượng. Tùy theo từng loại thuốc cũng có thể xuất hiện thêm nhiều tính chất khác.

Thuốc Moclobemide
Thuốc Moclobemide được chỉ định để điều trị trầm cảm khi các nhóm thuốc khác không mang lại thành công

Thuốc Moclobemide là một trong những thuốc được chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm hay trạng thái lo âu quá mức ở một số bệnh lý. Moclobemide thuộc nhóm ức chế MAOIs chọn lọc và có hồi phục ( MAO–A ) đã có tiền sử hình thành từ rất lâu đời. Tuy  nhiên hiện thay thuốc ít được chỉ định hơn và chủ yếu dùng khi việc dùng các nhóm thuốc khác không còn mang đến thành công như mong đợi.

Lịch sử hình thành thuốc Moclobemide

Thực tế nhóm chất ức chế monoamine oxidase  MAOIs là một trong những nhóm thuốc điều trị trầm cảm có nền tảng lịch sử ra đời từ rất lâu, ngay từ những 1950. Mặc dù hiện nay hầu như các thuốc thuộc nhóm này đã ít được sử dụng hơn do tính chất về các phản ứng phụ không mong muốn, độc tính gây ra hay sự tương tác quá mức với thực phẩm nhưng không thể phủ nhận nhưng hiệu quả mà nó đem lại.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thuốc Moclobemide được điều chế và cho ra mắt tại Thụy Sĩ vào năm 1972 nhưng ban đầu được sử dụng với mục đích chống tăng lipid máu, tuy nhiên không đạt được kết quả như mong đợi. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm dùng thuốc và xem xét các phản ứng trên hệ thần kinh trung ương lại cho tác dụng bất ngờ nhờ tính chất ức chế (monoamine oxidase) của moclobemide.

Thuốc Moclobemide chính thức được chấp nhận là  chất ức chế MAO-A thuận nghịch với tác dụng chống trầm cảm, lo âu và được sử dụng phổ biến tại Anh và châu Âu trong thời kỳ đầu. Thậm chí tại Phần Lan và Úc nó còn được coi là loại thuốc chống trầm cảm hàng đầu để cải thiện nhanh các triệu chứng tụt giảm khí sắc, mất ngủ, lo âu phi lý ở các đối tượng này.

Với những tính chất mà thuốc Moclobemide đem lại, tính đến thời điểm hiện tại, nó đã được sử dụng trên 50 quốc gia. Tuy nhiên do các vấn đề về độc tính mà hiện nay Moclobemide ít được sử dụng hơn so với các thuốc nhóm SSRI để điều trị trầm cảm, lo âu. Tại Hoa Kỳ, nó cũng khá hiếm bởi không có đủ nhân lực thực hiện thử nghiệm. Trong khi đó, ở Brazil, thuốc Moclobemide lại bị cấm sử dụng từ 2016 vì một số vấn đề thương mại.

Cơ chế hoạt động và tác dụng

Thuốc Moclobemide thuộc nhóm chất ức chế MAOIs chọn lọc và có hồi phục, hoạt động trên cơ chế ức chế hoạt động của các  monoamine oxidase (MAO) trong hệ thần kinh. Quá trình ngăn chặn này sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa và phá hủy các hóa chất quan trọng của não bộ như serotonin, dopamine và noradrenaline tại túi synap, đồng thời gia tăng nồng độ các monoamine.

Trong đó serotonin, dopamine và noradrenaline đều là những chất dẫn truyền thần kinh có tác động trực tiếp đến tâm trạng, cảm xúc, có liên quan trực tiếp đến các yếu tố gây trầm cảm hay lo âu. Việc cân bằng được các hóa chất trong não bộ là điều kiện quan trọng để cải thiện các rối nhiễu tâm lý được các nhà khoa học hướng đến trong điều trị trầm cảm hiện nay.

Thuốc Moclobemide
Thuốc Moclobemide có thể giúp cân bằng hóa chất não bộ và ổn định giấc ngủ sinh học

Bên cạnh đó, thuốc Moclobemide cũng được đánh giá có thể điều hòa lại giấc ngủ sinh học. Bởi khi nồng độ monoamine ngoại bào gia tăng sẽ kích thích thụ thể monoamine hoạt động cũng như giảm điều hòa thụ thể beta-3 adrenergic. Kết quả thực tế cho thấy việc dùng thuốc Moclobemide trong vòng 4 tuần giúp người bệnh có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2 NREM và REM – cũng được chứng minh có hiệu quả trong điều trị trầm cảm và lo âu.

Một đặc điểm khác khiến thuốc Moclobemide được chỉ định cho một số bệnh nhân trầm cảm nặng chính là nhờ tác dụng ngăn chặn giải phóng không được kích thích một vài cytokine tiền viêm cũng như kích thích quá trình giải phóng một số cytokine chống viêm. Thuốc được dùng lâu dài cũng sẽ giúp tăng liên kết giữa cAMP với các nhóm protein kinase phụ thuộc cAMP (PKA).

Với những cơ chế  này, thuốc Moclobemide được chỉ định dùng phổ biến trong các trường hợp sau

  • Người bị trầm cảm nặng
  • Điều trị trầm cảm trong trường hợp các nhóm thuốc trước đó không mang đến kết quả như mong đợi
  • Điều trị lo âu ở bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Dùng để cải thiện giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm, lo âu hoặc một số vấn đề khác
  • Một số tác dụng khác như điều trị cai thuốc (dùng trong vòng 3 tháng); rối loạn thiếu tập trung..

Một số tác dụng khác không ghi trên bao bì cũng có thể được bác sĩ chỉ định nếu phù hợp. Moclobemide thuộc nhóm thuốc kê đơn nên chỉ có thể sử dụng hoặc mua khi có đơn thuốc từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì bất cứ nguyên nhân nào.

Liều dùng và cách dùng

Thuốc Moclobemide được điều chế dưới dạng viên nén và được khuyến khích nuốt trực tiếp với nước lọc, không nên nhai hay nghiền nát hay uống với các loại nước khác như sữa hay nước trái cây vì đều có thể làm thay đổi tính chất của thuốc. Liều dùng thuốc sẽ được xem xét dựa trên tình trạng từng người, từng giai đoạn, điều này cần phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ.

Liều dùng phổ biến của thuốc Moclobemide cho bệnh nhân trầm cảm

  • Liều khởi đầu: 300mg/ ngày chia làm nhiều lần. Nếu có những đáp ứng tốt với thuốc có thể tăng liều lên 600mg/ ngày chia thành 2- 3 lần.
  • Liều duy trì: dùng 150mg/ ngày chia thành nhiều lần.
  • Với bệnh nhân suy gan: cần thông báo với bác sĩ và giảm từ 1/2 đến 1/3 so với liều ban đầu được chỉ định cho người bình thường.

Liều dùng phổ biến của thuốc Moclobemide cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

  • Liều khởi đầu: 300mg/ ngày chia làm nhiều lần, sau đó tăng lên 600mg/ ngày nếu có những phản ứng tích cực.
  • Liều điều trị: tăng liều trên 600mg/ ngày, tùy mức độ phản ứng của từng người. Điều trị duy trì trong vòng 8-12 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Với bệnh nhân suy gan: cần thông báo với bác sĩ và giảm từ 1/2 đến 1/3 so với liều ban đầu được chỉ định cho người bình thường.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng được bác sĩ chỉ định, không được tự ý tăng/ giảm hay dùng phối hợp với các thuốc khác không nằm trong đơn thuốc. Phải sau 3- 4 tuần mới có thể hiệu quả của thuốc nên người bệnh cần phải kiên trì. Bên cạnh đó cũng không ngưng thuốc đột ngột khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm, thường bác sĩ cần cắt liều từ từ trước khi ngưng hẳn liều để tránh các phản ứng không mong muốn.

Tác dụng phụ

Như đã nói, thuốc Moclobemide cũng như các dược phẩm khác thuộc nhóm chất ức chế MAOis hiện đang ít được kê đơn chính là do tính chất các độc tố đã gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Các tác dụng này đa phần sẽ gây khó chịu, đặc biệt khi mới bắt đầu dùng thuốc nên người bệnh cần chú ý.

Thuốc Moclobemide
Khô miệng và khát nước là cảm giác thường gặp khi dùng dùng thuốc

Những tác dụng phụ phổ biến thường gặp khi dùng thuốc Moclobemide bao gồm

  • Cảm giác khô miệng, khát nước, muốn uống nước liên tục
  • Đau đầu, choáng váng đặc biệt khi đứng lên đột ngột
  • Mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ
  • Mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng không rõ nguyên nhân
  • Vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Phát ban và ngứa ngáy
  • Hạ huyết áp
  • Loạn cảm
  • Dễ cáu kỉnh hơn

Các phản ứng sẽ xảy ra khác nhau về cả biểu hiện và mức độ trên từng bệnh nhân. Bác sĩ thường sẽ thông báo trước cho bệnh nhân về các phản ứng phụ có thể gặp phải để người bệnh có thể chuẩn bị tinh thần. Thuốc có thể khiến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi và uể oải nhiều hơn ở những ngày đầu nhưng vẫn cần kiên trì sử dụng.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các phản ứng nghiêm trọng sau khi dùng thuốc Moclobemide

  • Tim đập nhanh, khó thở, đau ngực
  • Đau đầu đột ngột với mức độ nghiêm trọng
  • Nặng cổ, cứng cổ
  • Lú lẫn, mất phương hướng, rối loạn nhận thức
  • Đau dạ dày
  • Sốt cao kèm theo nổi mày đay
  • Giảm thị lực nghiêm trọng
  • Với một số bệnh nhân còn có thể xảy ra tình trạng kéo dài khoảng QT, , tăng men gan, hạ natri máu
  • Gia tăng suy nghĩ tự tử ở một số bệnh nhân

Người bệnh nên theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi dùng thuốc, đặc biệt ở các liều đầu tiên để có thể phát hiện các phản ứng bất thường và khắc phục nhanh chóng, tránh các tình huống nguy hiểm xuất hiện.

Chống chỉ định

Không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể dùng thuốc này để điều trị trầm cảm hay lo âu. Bác sĩ thường sẽ trao đổi chi tiết với bệnh nhân về tiền sử bệnh lý đồng thời có thể kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo người bệnh phù hợp với việc dùng thuốc Moclobemide.

Một số đối tượng không được sử dụng hoặc phải trao đổi chi tiết với bác sĩ trước khi dùng bao gồm

  • Người có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai hay người cho con bú
  • Trẻ em không được khuyến khích sử dụng thuốc Moclobemide
  • Người già, người có cơ thể suy nhược cần thông báo cho bác sĩ
  • Bệnh nhân huyết áp thấp
  • Người có tiền sử các bệnh lý về men gan vì có thể làm tăng mức độ các triệu chứng
  • Bệnh nhân có tiền sử các vấn đề về tim mạch
  • Người có tiền sử hoặc đang điều trị khối u ở tuyến thượng thận
  • Bệnh nhân mắc chứng không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose hoặc người thiếu hụt lactase toàn phần
  • Người đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác trong vòng 2 tuần gần đây cần thông báo cho bác sĩ, bao gồm cả thuốc điều trị trầm cảm khác, thuốc điều trị bệnh lý khác hay các loại thực phẩm chức năng
  • Không sử dụng đồng thời với các loại thuốc như praclonidine, brimonidine, bethanidine, bupropion, thuốc điều trị trầm cảm nhóm SSRI, thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay các loại thuốc dẫn chất tryptamin, thuốc huyết áp hay thuốc dùng cho bệnh nhân tiểu đường
  • Không sử dụng đồng thời với bia rượu hay các loại thức uống có cồn và chất kích thích khác

Những thực phẩm tương tác với thuốc Moclobemide

Một trong những vấn đề gặp phải khi dùng thuốc Moclobemide chính là có thể tương tác phản ứng quá mức nếu dùng một số loại thực phẩm không phù hợp. Đây cũng chính là những hạn chế gây ra nhiều khó khăn khi dùng dùng thuốc nên hiện nay không còn được sử dụng phổ biến.

Thuốc Moclobemide
Không dùng thuốc đồng thời với các thực phẩm chứa tyramine

Việc dùng thuốc với các thực phẩm không phù hợp sẽ làm giảm hấp thụ thuốc, tăng tốc độ thải trừ, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và giảm hiệu quả trong điều trị trầm cảm, lo âu. Đa phần thuốc Moclobemide bị tương tác quá mức với các nhóm thực phẩm tyramine, bao gồm

  • Các loại phô mai và chế phẩm có phô mai
  • Rượu vang đỏ
  • Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói hay các loại thịt đóng hộp
  • Gan gà
  • Socola
  • Sữa chua
  • Trái cây có múi như cam, quýt hay bưởi
  • Các loại trái cây đã bị lên men do chín quá
  • Chuối, quả sung
  • Các loại hạt
  • Thực phẩm lên men

Một số lưu ý khi dùng thuốc Moclobemide

Mặc dù gây ra nhiều độc tính không mong muốn và phải có một chế độ ăn kiêng ổn định nhưng không thể phủ nhận việc dùng thuốc Moclobemide có thể mang lại hiệu quả khá tích cực cho bệnh nhân trầm cảm và lo âu. Người bệnh nếu đáp ứng tốt với thuốc có thể cải thiện tâm trạng nhanh chóng, gia tăng năng lượng, tinh thần ít kích động hơn nên dần cảm thấy hạnh phúc hơn.

Thuốc Moclobemide
Tuân thủ đúng liều dùng trong đơn thuốc là cách tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau

  • Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng
  • Theo dõi các triệu chứng và tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều lượng, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng
  • Không kết hợp hay dùng đồng thời thuốc với bất cứ dược phẩm nào khác ngoài đơn thuốc
  • Trong trường hợp cần phải dùng một số loại thuốc khác cần thông báo cho bác sĩ để chỉ định cách dùng phù hợp
  • Uống nhiều nước để có thể tăng tốc độ thải trừ các độc tố trong cơ thể
  • Trong trường hợp quên một liều có thể tạm bỏ qua và dùng liều kế tiếp, không được dùng 2 liều thuốc Moclobemide cùng lúc hay thời gian sử dụng quá gần nhau
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích trong suốt thời gian điều trị
  • Kết hợp với lối sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh để mang đến hiệu quả tốt nhất
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, có thể tham khảo thiền hoặc yoga
  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hay những nơi ẩm ướt

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thuốc Moclobemide thường không được kết hợp với các loại thuốc chống trầm cảm khác nhưng hoàn toàn có thể kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa căng thẳng để mang kết quả tốt nhất. Người bệnh nên trao đổi mọi vấn đề với bác sĩ để được giải đáp chi tiết và hỗ trợ chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *