Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Mất ngủ theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh

Quan niệm mất ngủ theo Đông y thường liên quan đến các nguyên nhân can khí uất, thận âm hư hay tinh huyết không đủ. Do đó giải quyết được các tình trạng này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đồng thời rất tốt cho sức khỏe toàn diện. Tìm hiểu thêm về các cách chữa bệnh mất ngủ theo quan niệm y học cổ truyền để đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất.

Quan niệm mất ngủ theo Đông y

Theo y học hiện đại, mất ngủ là thuật ngữ dùng để diễn tả trạng thái hưng phấn của đại não tăng lên, khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, đầu óc mơ màng, ngủ lơ mơ, khi ngủ xuyên suất và rất dễ giật mình. Do đó bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giúp đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh hơn, an thần và kéo dài giấc ngủ.

mất ngủ theo Đông y
Đông y thường đi tìm căn nguyên bệnh và điều trị tận gốc cốt lõi bệnh để loại bỏ tận gốc tình trạng mất ngủ

Tuy nhiên với quan niệm mất ngủ theo Đông Y thì đây là vấn đề có liên quan đến sự suy yếu của lục phủ ngũ tạng. Y học cổ truyền cho rằng mất ngủ thuộc phạm trù chứng chứng “thất miên”(thất ở đây là mất, miên nghĩa là ngủ) “bất mị” (bất nghĩa là không, mị là ngủ) hoặc “bất đắc miên”.  Theo đó những nguyên nhân gây chứng mất ngủ bao gồm

  • Chức năng ngũ tạng (tâm tỳ hư, thận âm hư, can khí uất, âm hư hỏa vượng, can uất hóa hỏa..) bị suy giảm
  • Do tinh huyết không đủ
  • Do tà khí bên ngoài nhiễu động khiến tinh thần không được yên ổn

Cũng từ quan niệm mất ngủ theo Đông y, đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Tình chí bị kích động, tâm hư đởm khiếp, tinh thần không được ổn định, kinh huyệt kém lưu thông có thể tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp, loạn thần..

Khác với y học hiện đại, y học cổ truyền điều trị “bất mị” bằng cách điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng lục phủ, cân bằng âm dương ổn định. Khi tinh thần được cân bằn, các kinh huyệt được giải phóng, cơ thể được điều hòa sẽ giúp tinh thần thoải mái, tăng cường khí huyết nhờ đó cũng cải thiện được chứng “bất đắc miên”.

Đông Y thường tập trung đi tìm căn nguyên, nguồn gốc gây bệnh. Thông qua đó ứng dụng các dược liệu có tính chất tương tự vào làm thuốc điều trị nhằm loại bỏ nguồn gốc gây bệnh. Tùy từng các thể bệnh mà hướng điều trị được đưa ra khác nhau.

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là dù không đem lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc tân dược nhưng lại cực kỳ an toàn, không có các tác dụng phụ đồng thời giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn hẳn. Nhờ đó mà không chỉ giấc ngủ được cải thiện mà thể chất và tinh thần cũng được nâng cao rất nhiều.

Cách bài thuốc chữa mất ngủ theo Đông y

Các bài thuốc Đông y trị mất ngủ còn phụ thuộc theo tình trạng sức khỏe, thể bệnh, mức độ bệnh, không thể dùng bừa bãi. Do đó người bệnh nên tìm đến những phòng khám Y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp.

mất ngủ theo Đông y
Tùy từng thể bệnh mà các loại bài thuốc được chỉ định hoàn toàn khác nhau

Điều trị mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư

Người thuộc thể tâm tỳ lưỡng hư, thường do huyết hư, tâm khí hao tổn, tỳ khí bị tổn hại, gây ăn uống kém không ngon miệng, chân tay rã rời.  Huyết hư khiến máu không thể lưu thông lên não gây chóng mặt đau đầu, ngủ kém ngon, cơ thể mệt mỏi.

Các triệu chứng điển hình hình của tình trạng là choáng váng, mất ngủ, ngủ mơ nhiều, tinh thần bạc nhược, dễ giật mình tỉnh giấc, quên trước quên sau, hoa mắt chóng mặt, không muốn ăn uống và có dấu hiệu suy nhược thấy rõ. Có những người còn bị xuất huyết dưới da, mạch tế nhược, rêu lưỡi trắng.

Với thể bệnh này có thể áp dụng bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm nhằm an thần, dưỡng tâm và kiện tỳ. Chuẩn bị như sau

  • Chuẩn bị: Nhân sâm (hoặc Đảng sâm), Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục thần, Toan táo nhân mỗi thứ 12 gam; Đương quy  8 gam; Viễn chí  4 gam; Táo đỏ 3 quả; Quế tròn 8 gam; Mộc hương 2 gam; Chích cam thảo  2 gam; Gừng sống 3 lát.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước thuốc uống, ngày 2- 3 lần.
  • Gia giảm: có thể gia giảm với Thục địa để bổ huyết mạnh hơn.

Thể âm hư hỏa vượng

Mất ngủ thể âm hư hỏa vượng thường có triệu chứng miệng khô, chóng mặt ù tai, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có, ngũ tâm phiền nhiệt, mạch tế sác. Khi thận âm hư sẽ không thể nuôi dưỡng được não và gây ra các triệu chứng trên.

Đồng thời khi tâm thận bất giao, sinh ra nội nhiệt sẽ làm nhiễu động thần kinh và gây mất ngủ, đánh trống ngực, bồn chồn, ngủ không sâu giấc.

Sử dụng các bài thuốc tư âm thanh nhiệt và  Thiên vương bổ tâm đan để cải thiện các triệu chứng trên.

Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan

  • Chuẩn bị: Sinh địa (tẩy rượu), đan sâm 16 g; Nhân sâm, Huyền sâm, Phục linh, Cát cánh, Bá tử nhân, Phục thần, Đương quy (thân) mỗi thứ 12g; Hắc táo nhân 20g; Viễn chí, Ngũ vị tử ,Thiên môn, mạch môn mỗi thứ 8g; Gia thạch xương bồ 10g
  • Cách thực hiện: Nghiền các dược liệu thành bột rồi thêm mật để làm thành viên, mỗi viên 5g. Dùng chu sa đã thủy phi lượng vừa đủ áo bên ngoài
  • Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 viên uống trước khi ăn trưa và trước khi đi ngủ 15 phút. Nên dùng với nước sắc đăng tâm.

Bài thuốc Tư thanh nhiệt an thần hoàn

  • Chuẩn bị: Đậu đen sao vàng, Hắc chi ma, Hải hồng diệp. Tang diệp non mỗi thứ 40g; Vỏ núc nác sao rượu 12g; dây và lá Lạc tiên, Thảo thuyết minh đã sao 20g
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem tẩm sao rôi sấy khô tán bột mịn. Trộn các dược liệu rồi luyện hổ làm hoàn bằng hạt ngô nhỏ, mỗi viên khoảng 5g.
  • Cách dùng: Người lớn ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2- 3 viên nhỏ. Nên uống với nước sôi để nguội.

Thể can đởm hỏa vượng

Quan điểm mất ngủ theo Đông y theo thể can đởm hỏa vượng được đặc trưng bởi tình trạng mắt đỏ, đau nhức đầu hay gặp ác mộng, hay thức giấc giữa chừng, miệng đắng, dễ tức giận, cáu gắt..

Để giải quyết tình trạng này cần dùng bài thuốc Tiêu dao tán gia gảm nhằm sơ can thanh nhiệt. Đặc biệt với thể này, người bệnh còn cần chu ý uống nhiều nước nhằm giảm hỏa vượng, tránh x bia rượu, đồ ăn cay nóng, để đảm bảo hiệu quả bài thuốc.

  • Chuẩn bị: Bạch linh,Thảo quyết minh, Bạch thược, Đương quy,  Sài hồ mỗi dược liệu dùng 12g, Bán hạ, Trần bì và Trúc nhự mỗi vị thuốc dùng 8g, Táo nhân và Liên nhục mỗi vị thuốc 20g, Bạch truật cùng Chỉ thực 10g mỗi thứ, Trích thảo 6g.
  • Thực hiện: Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Thể đàm nhiệt nội nhiễu

Khi đàm nhiệt uất kết khiến chức năng sơ tiết của khí cơ, vị khí hoạt động kém, gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ợ hơi, ơ chia. Đàm nhiệt nặng dễ làm rối loạn tâm thần, nhiệt tà khiến tổn hao thần dịch, đại tiện táo.

Khi lượng đàm ngày càng tăng lên càng khiến tình trạng nhiễu loạn tâm thần trầm trọng hơn gây tâm biền, miệng đắng, mất ngủ buồn chồn, khóc cười thất thường.

Với tình trạng này cần phải nhanh chóng hòa trung an thần, thanh nhiệt hóa đàm bằng các sử dụng bài thuốc  Ôn đởm thang gia giảm.

  • Chuẩn bị: Chế bán hạ, Trần bì, Chỉ thực mỗi thứ 8g; Phục linh 12g; Trúc nhự 8g; Cam thảo 4g; Táo 5 quả.
  • Thực hiện: Ngày dùng 1 thang, sắc lấy nước uống
  • Cách dùng: ngày uống 2 lần, dùng hết 1 thang
  • Gia giảm: Nếu khí huyết hư mà tâm thần bất an, thay thế Trúc nhự, Đại táo bằng táo nhân.

Thể can uất hóa hỏa

Người bị mất ngủ can uất hóa hỏa thường có tính tình nóng nảy, tức giận, khó ngủ, đau tức ngực, đau ở mạn sườn và càng làm triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng. Ngoài ra người bệnh còn luôn cảm thất miệng khát, khô miệng, thích uống nước, mắt đỏ, hoa mắt, choáng váng và đau đầu dữ dội.

Càng uống nhiều nước càng tiểu tiện nhiều,  đại tiện táo, mạch huyền sác, lưỡi có rêu vàng hoặc vàng khô. Với tình trạng này cần dùng các bài thuốc giúp thanh can tả nhiệt, an thần, điển hình như Long đởm tả can thang gia giảm.

  • Chuẩn bị: Long đởm thảo và Chi tử mỗi thứ 12g đem sao rượu; Hoàng cầm, Trạch tả và Mộc thông, Đương quy ( rượu sao) mỗi thứ 8g; Cam thảo 2g, Sài hồ cùng Sinh địa hoàng mỗi thứ 8g; Xa tiền tử 6g.
  • Thực hiện: Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 800ml nước, đun cho cạn còn 200ml nước thuốc
  • Cách dùng: uống 2 lần trong ngày, ngày một thang. Nên uống thuốc khi còn nóng để xa bữa ăn.

Một số bài thuốc khác

Bên cạnh các bài thuốc trên đây, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc sau để nhanh chóng cải thiện bệnh hiệu quả hơn

  • Bài thuốc An thần định chí hoàn: Chuẩn bị Thạch xương bồ, Long xỉ, Phục linh, Phục thần mỗi dược liệu dùng 12g; Nhân sâm và viễn chí 8g. Dùng sắc thuốc lấy nước chia làm  3 lần trong ngày trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc Dưỡng tâm thang: Chuẩn bị Hoàng kỳ 16g; Phục linh, Bá tử nhân, Phục thần, Nhân sâm,  Đương quy mỗi dược liệu 12g, xuyên khung 8 g, chích thảo 4g, bán hạ (chế) 10g, Viễn chí (bỏ lõi) cùng ngũ vị tử 8g, Nhục quế 6g. Dùng sắc thuốc lấy nước chia làm  3 lần trong ngày trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ: Dùng Hoàng cầm và Cúc hoa mỗi dược liệu 10g, Dạ giao đằng 30g, thêm Từ thạch 20g. Các dược liệu đem rửa sạch, đun với 2 lít nước rồi đợi nguội bớt để ngâm chân trước khi đi ngủ.

Điều trị mất ngủ theo Đông y và những lưu ý

Bên cạnh các bài thuốc trên đây còn rất nhiều bài thuốc và cách chữa mất ngủ khác theo y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt hay massage. Tuy nhiên như đã nói, mặc dù các bài thuốc Đông y khá an toàn, hầu như không gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên không vì thế mà người bệnh có thể dùng bừa bãi.

mất ngủ theo Đông y
Các bài thuốc Đông y cần dùng đúng bệnh, đúng liều, không nên sử dụng bữa bãi

Mặc dù khá an toàn, tuy nhiên các bài thuốc Đông y thường cho hiệu quả khá chậm, cách thực hiện cũng rất rườm rà mất công và không phải ai cũng có thời gian thực hiện. Chính vì thế rấ nhiều người thường rất ngại phải sử dụng các bài thuốc Đông y mà dùng các loại thuốc Tây cho tiện lợi.

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối khi điều trị mất ngủ theo Đông y, bạn cần lưu ý các vấn đề sau

  • Hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc trên từng cơ địa, các dùng, các dược liệu gia giảm, không phải ai cũng cho tác dụng như ai
  • Cần phải kiên trì trong dùng thuốc Đông y mới thấy được tác dụng
  • Thuốc Đông y thường có vị khá đắng nên không phải ai cũng thích sử dụng
  • Cần tham khảo điều chỉnh lại các dược liệu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khác nếu có
  • Không tự ý kết hợp thêm các dược liệu nếu không có chỉ định từ thầy thuốc
  • Với những trường hợp mất ngủ nặng, mấy ngủ mãn tính kéo dài sử dụng thuốc Đông y có thể không đem lại kết quả tốt nhất
  • Không sử dụng cùng lúc thuốc Đông – Tây y vì có thể gây tương tác giữa các chất và cho tác dụng ngược lại
  • Tuyệt đối tránh xa bia rượu và các chất kích thích trong thời gian đang sử dụng thuốc Đông y
  • Với những đối tượng như bà bầu hay người đang cho con bú cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh tốt nhất
  • Tìm mua thuốc hay các dược liệu tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Nếu sau một thời gian sử dụng, khoảng từ 2 tuần  đến 1 tháng, người bệnh không cảm nhận được sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ, hãy tham khảo thêm với bác sĩ để được thăm khám

Sử dụng các bài thuốc Đông y phù hợp có thể cải thiện các triệu chứng bệnh tận gốc, có hiệu quả tốt trên cả các trường hợp mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên điều này vẫn còn phụ thuộc vào thang thuốc của bạn cũng như hướng chăm sóc sức khỏe tại nhà, do đó cần trao đổi nhiều hơn với bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về quan điểm mất ngủ theo Đông y cũng như các bài thuốc giúp cải thiệ bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh ngay khi thấy có các triệu chứng mất ngủ cần tiến hành thăm khám và cải thiện bệnh nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện làm ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của bản thân.

Cô Hà trước đó vốn là một người tích cực, yêu cây cối, năng động trong các hoạt động cộng đồng, thích đi du lịch và đặc biệt là khiêu vũ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *